Người dân địa phương đến chia buồn cùng gia đình chị T. Ảnh: Báo VietNamNet
Theo Báo Lao động, sán 16/8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một người phụ nữ tử vong vì bệnh dại sau 3 tháng bị chó cắn.
Chị H.T.T. (SN 1987, ở bản Xà Khía, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Người nhà chị T. cho hay, cách đây khoảng 3 tháng, chị T. bị con chó của gia đình cắn vào gót chân bên trái, vết thương nông và chảy ít máu.
Sau đó, gia đình đã đánh chết con chó này. Trong 3 tháng qua, chị T. sống khỏe mạnh và không có biểu hiện gì bất thường. Ngày 13/8, chị T. bị nhức đầu, sốt, đau bụng và mệt mỏi nên được gia đình đưa đi bệnh viện Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Các bác sĩ tại đây chẩn đoán chị T. bị bệnh dại và trả về ngày 14/8, cùng ngày chị T. đã tử vong tại nhà.
Nguồn tin trên Báo VietNamNet cho biết, cũng theo CDC Quảng Bình, khoảng 3 tháng trước, cháu H.P. (sinh năm 2021, là con trai chị T.) cũng bị chó của gia đình cắn vào ngón tay phải. Hiện tại, sức khỏe của cháu P. bình thường, chưa có dấu hiệu bệnh lý. CDC Quảng Bình đang hướng dẫn, vận động gia đình đưa cháu P. đi tiêm vaccine phòng dại trong thời gian sớm nhất.
Được biết, đầu tháng 8/2022, tại xã Thanh Thạch (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cũng ghi nhận trường hợp ông N.V.C (sinh năm 1960) tử vong sau 3 tháng bị chó dại cắn nhưng không tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, và lây từ động vật sang người từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắt hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể người. Bệnh dại có thể lây từ người sang động vật. Các động vật có thể lây bệnh dại là: Chó, mèo, cầy, chó sói và một số động vật ăn thịt khác. Trong đó Chó là vật chủ chính chịu trách nhiệm gây ra 95% số ca tử vong vì bệnh dại của con người. Hiện nay, bệnh dại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên khi đã phát bệnh thì gần như tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Chính vì vậy nên việc sơ cứu vết thương và tiêm vaccine dự phòng sau khi bị động vật cắn hay vết thương hở trên da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại hay bị dại là rất quan trọng. Theo tổ chức y tế thế giới WHO ngay sau khi bị chó, mèo, bất cứ động vật nào nghi ngờ bị dại cắn cần phải rửa sạch vết thương ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng từ 10-15 phút. Trường hợp nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 15 phút liên tục. Sau đó, tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Tiếp đến, dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương và đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đánh giá tình trạng xem nạn nhân đã tiêm phòng vaccine uốn ván trước đó chưa, nếu chưa có thể phải tiêm phòng vaccine giải độc tố uốn ván. Tiêm vaccine dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ dại cắn. Cần PEP trong các điều kiện sau: nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu, dù là bị chó cắn xước nhẹ; nếu bị vết thương hở tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại; nếu con vật: bị chết, biến mất, có hành vi không bình thường, nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính, cắn người. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm