Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi - Triệu chứng của bệnh gì?

Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi - Triệu chứng của bệnh gì?
Thông thường, khi nhắc tới nghẹt mũi người ta hay nghĩ tới dấu hiệu đi kèm đó là chảy nước mũi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Vậy đây là triệu chứng bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

I. Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, không chảy nước mũi. Đây thường là triệu chứng của một trong các bệnh lý sau:

1. Cảm lạnh, cảm cúm

Ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi là một trong những dấu hiệu của bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tuy nhiên, đa phần người bị cảm cúm hoặc cảm lạnh đều xuất hiện tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không chảy nước mũi là do lớp niêm mạc xoang mũi bị viêm sưng tấy, ngăn cho dịch nhầy không thoát được ra ngoài.

2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm mũi tự phát do cơ thể nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo… Và viêm mũi dị ứng cũng có dấu hiệu nghẹt mũi không chảy nước mũi.

Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tạo cho người bệnh cảm giác khó chịu, nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh khó thở và phải thở bằng đường miệng gây khô miệng. Viêm mũi dị ứng bên cạnh triệu chứng tắc mũi không chảy nước mũi còn có tình trạng bị mỏi đỏ mắt, chảy nước mắt...

Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (chu kỳ) bệnh khởi phát tại một thời điểm nhất định của năm
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm (không có chu kỳ): có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi gặp tác nhân gây dị ứng.

3. Viêm xoang

Người bị viêm xoang mũi cũng có thể gặp phải tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Lý do là bởi khi bị viêm xoang, niêm mạc xoang mũi bị sưng lên làm cản trở thoát dịch nhầy mũi dẫn tới triệu chứng viêm xoang gây nghẹt mũi.

Nguyên nhân gây viêm xoang có thể là do vi khuẩn, vi rút, nấm, tiếp xúc với tác nhân dị ứng (phấn hoa, lông động vật…), nhiễm trùng đường hô hấp, suy giảm sức đề kháng.

4. Viêm amidan

Viêm amidan là bệnh lý do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra, mắc khá nhiều ở trẻ em. Bệnh khi không kịp thời điều trị, tình trạng viêm có thể lan rộng tới niêm mạc xoang mũi. Điều này gây ra biểu hiện nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.

Thủ phạm gây ra viêm amidan có thể là do: nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, người có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh…

5. Có dị vật trong mũi

Dị vật ở trong mũi thường gặp ở trẻ nhỏ, khi các em chưa ý thức được nguy hiểm và có thể nghịch ngợm đưa đồ vật vào sâu bên trong mũi.

Dị vật nếu không được gắp ra kịp thời có thể gây ra tình trạng viêm sưng tấy, gây ngạt mũi nhưng không có nước mũi hoặc không chảy nước mũi…

6. Bất thường, dị tật cấu trúc mũi

Sự bất thường hoặc dị tật trong cấu trúc mũi chẳng hạn như: lệch vách ngăn mũi, hẹp vách ngăn… cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi không có nước mũi đi kèm với nhiều triệu chứng khác (nhức đầu, giảm khứu giác hoặc vị giác).

Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý

II. Cách chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà

Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tuy không quá nghiêm trọng nhưng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Vì vậy, tình trạng này nên được giải quyết từ sớm và bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau:

1. Rửa mũi

Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để rửa mũi, việc rửa mũi có thể thực hiện hàng ngày nếu tình trạng nghẹt mũi nặng và giảm dần số lần khi triệu chứng đã được cải thiện.

Việc rửa mũi sẽ giúp loại bỏ chất bẩn, dịch nhầy chưa được thoát ra còn lắng đọng lại trong các hốc xoang mũi, giúp mũi trở nên thông thoáng và giảm nghẹt mũi.

2. Chườm ấm giảm nhẹ khó chịu nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

Chườm ấm đem đến tốt trong việc cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu vùng xoang mũi, giảm đau do viêm niêm mạc xoang mũi, dễ dàng loại bỏ dịch nhầy mũi tích tụ bên trong mũi.

Nhờ đó cải thiện được tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, giúp thông xoang mũi.

3. Tắm nước ấm

Nếu đang bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, bạn không thể bỏ qua việc tắm bằng nước ấm. 

Tắm nước ấm giúp lưu thông khí huyết, tăng cường thể trạng và giúp cơ thể người bệnh tăng cường khả năng chống lại tác nhân gây viêm niêm mạc mũi xoang, nhờ đó giảm nghẹt mũi không có nước mũi.

Ngoài ra, việc tắm bằng nước ấm cũng giúp cho cải thiện tâm trạng, làm cho người bệnh thư thái hơn và hỗ trợ cải thiện triệu chứng nghẹt mũi.

4. Uống nước ấm

Thêm một biện pháp khác được nhiều người bệnh áp dụng đó là uống nước ấm. Theo các chuyên gia, uống nước ấm giúp làm loãng dịch mũi, nhờ đó mà loại bỏ được dịch mũi dễ dàng hơn, cải thiện triệu chứng viêm xoang mũi. 

Nhờ đó, việc uống nước ấm giúp mũi được thông thoáng, tốt cho các trường hợp nghẹt mũi nhưng nước mũi bị tắc không được chảy ra. 

5. Xông hơi mũi

Có 2 cách xông hơi mũi đó là: xông hơi bằng tinh dầu hoặc xông hơi bằng dược liệu. Ví dụ xông hơi bằng: lá bạch đàn, lá hương nhu, sả, gừng, tinh dầu bưởi…

Các nguyên liệu này đều chứa thành phần có tính chất kháng khuẩn, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu vùng xoang mũi nên có tác dụng giảm tình trạng viêm, giảm nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.

Xông hơi mũi chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

6. Massage mũi

Massage mũi có thể làm dịu cơn đau vùng mũi xoang, tăng cường tuần hoàn máu vùng mũi và cải thiện được triệu chứng ngạt mũi. 

Cách massage mũi như sau: xoa tròn 2 bên cánh mũi trong khoảng 3 phút, thực hiện theo cách này khoảng 2-3 lần/ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.

7. Dùng máy tạo độ ẩm

Nếu bạn đang bị nghẹt mũi không chảy nước mũi vào thời tiết hanh khô, trời lạnh thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm nhé. Điều này sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết trong niêm mạc mũi, giảm triệu chứng viêm niêm mạc mũi và thông tắc xoang mũi.

8. Chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên như: chanh, gừng, tỏi có tác dụng rất tốt trong việc thông xoang mũi, chữa trị nghẹt mũi.

Ví dụ, bạn có thể uống nước chanh hoặc dùng gừng hoặc tỏi để chế biến các .

Chú ý, không sử dụng quá nhiều chanh nếu như bạn đang mắc các bệnh về dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày).

9. Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi

Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

Nếu tình trạng nghẹt mũi nặng nề và kéo dài trong nhiều ngày liên tục, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc chữa nghẹt mũi có thể được sử dụng đó là:

  • Thuốc xịt: Tác động trực tiếp lên niêm mạc xoang mũi, giúp giảm sưng phù nề (nguyên nhân trực tiếp gây nghẹt mũi) và phát huy tác dụng nhanh. Ví dụ như: Flucatisone, oxymetazolin, 
  • Thuốc uống: Loại thuốc này giải phóng dược chất vào hệ tuần hoàn, phân bổ khắp trên cơ thể và đi đến khu vực mũi xoang và đem đến tác dụng trị nghẹt mũi. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân ngạt mũi mà bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng các loại thuốc uống khác nhau. Chẳng hạn như: clorpheniramin, phenylpropanolamine… 
  • Thuốc rửa mũi: Điển hình chính là dung dịch nước muối sinh lý, phù hợp với nhiều đối tượng (có thể dùng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên). Nước muối có tác dụng tống đẩy dịch nhầy, giảm viêm mũi xoang và từ đó giúp thông thoáng đường thở.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và có được biện pháp khắc phục hiệu quả ngay tại nhà. 

thông tin tư vấn

Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi - Triệu chứng của bệnh gì?

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch

Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch

30-09-2024 18:03

Miễn dịch cần thiết với trẻ để bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng và tạo nền tảng sức khỏe tốt. Nắm được những dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch là điều cần thiết giúp phụ huynh có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nổi bật trang chủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho học sinh nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán
30 Tháng 09, 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý với dự thảo công văn xin ý kiến Thủ tướng về lịch nghỉ Tết Nguyên đán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đọc thêm
VTV24 phản hồi về phóng sự

VTV24 phản hồi về phóng sự "Bữa cơm trắng với gừng" ở Yên Bái gây xôn xao

30 Tháng 09, 2024

VTV24 khẳng định, Chương trình Chuyển động 24h "đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu để chứng minh toàn bộ nội dung trong phóng sự...

Nguy cơ bị loại, HLV U20 Việt Nam nói gì?

Nguy cơ bị loại, HLV U20 Việt Nam nói gì?

30 Tháng 09, 2024

HLV Hứa Hiền Vinh không trách các học trò dù đối mặt với nguy cơ bị loại ở Vòng loại U20 châu Á 2025 sau...

Nhan sắc xinh đẹp đầy mê hoặc của 2 Á hậu lên đường đi thi quốc tế trong cùng 1 ngày

Nhan sắc xinh đẹp đầy mê hoặc của 2 Á hậu lên đường đi thi quốc tế trong cùng 1 ngày

30 Tháng 09, 2024

Á hậu Đỗ Hà Trang và Á hậu Phạm Thị Ánh Vương nhận được sự quan tâm của cộng đồng yêu nhan sắc khi lần...

Bắc cầu phao tại khu vực cầu Phong Châu trong hôm nay

Bắc cầu phao tại khu vực cầu Phong Châu trong hôm nay

29 Tháng 09, 2024

Sáng 29/9, Lữ đoàn 249 chính thức lắp đặt cầu phao Phong Châu (Phú Thọ). Chiếc cầu phao sẽ đảm bảo giao thông thông suốt...

Sân khấu Miss Cosmo 2024 gặp sự cố khiến cư dân mạng xôn xao, BTC cuộc thi nói gì?

Sân khấu Miss Cosmo 2024 gặp sự cố khiến cư dân mạng xôn xao, BTC cuộc thi nói gì?

29 Tháng 09, 2024

"Chúng tôi đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp để đảm bảo sức khỏe và ổn định cho tất cả thí sinh. Sự an...

0.88526 sec| 2279.734 kb