I. Nhiệt miệng là gì ? Nguyên nhân gây lên nhiệt miệng?
1. Nhiệt miệng là gì ?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.
2. Nguyên nhân gây lên nhiệt miệng:
Nguyên nhân phổ biến nhất là cơ thể thiếu nước và ăn thức ăn quá cay nóng. Nhiệt lượng toả ra tác động đến niêm mạc gây nên các vết loét, nếu không được xử lý sẽ loét to dần, lâu lành, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Tác động từ ngoại lực dẫn đến nhiệt miệng như vô tình cắn phải lưỡi và niêm mạc gây vết trầy, cộng với thức ăn cay nóng cũng gây ra. Một số bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ răng,... đặc biệt với những bạn đang trong giai đoạn niềng răng, vết loét xuất sẽ nhiều hơn bình thường.
Thiếu vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân.
II. Nhiệt miệng nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
1. Nhiệt miệng nên ăn uống gì?
Nên bổ sung các loại thực phẩm có Tỷ lệ Lysine cao hơn Arginine như:
- Bơ
- Sữa và pho mát
- Cá, gà, bò và cừu
- Táo, xoài, mơ, đu đủ, củ cải đường
- Cháo cá lóc
- Rau má, rau diếp cá, rau ngót.
Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh hoàn toàn thực phẩm chứa nhiều Arginine. Những chú ý ăn cân bằng chúng với các thực phẩm có nhiều Lysine.
2. Bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì?
Gợi ý là nên tránh dung nạp các loại thực phẩm mà có hàm lượng Arginin cao và nghèo Lysine như:
-Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt vừng, quả phỉ);
-Đậu phộng và dừa;
-Ngũ cốc (bột mì trắng, bột mì nguyên cám, yến mạch, v.v.);
- Bắp rang bơ;
- Sô-cô-la
- Thức ăn có axit: Các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi vì những trái cây này sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm.
- Cà phê.
- Thức ăn cay
- Các loại nước ngọt, nước có gas, rượu , bia...
III. Một số biện pháp chữa nhiệt miệng tại chỗ hiệu quả từ thiên nhiên
Dầu cây trà
Dầu cây trà có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn có tác dụng giảm đáng kể sự khó chịu do viêm loét gây ra.
Cách sử dụng: Thoa trực tiếp vài giọt dầu lên vết loét. Nếu da quá nhạy cảm, có thể pha loãng với chút nước.
Tinh dầu bạc hà
Dầu bạc hà có khả năng kháng virus tự nhiên, giúp chữa lành các vết loét. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà có thể ngăn chặn virus gây nhiệt miệng. Vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy một vài dấu hiệu đầu tiên, hãy dùng nó ngay.
Cách sử dụng: Nhúng bông gòn hoặc đầu tăm với nước, sau đó nhỏ một giọt dầu bạc hà và thoa lên vết đau.
Gel nha đam
Gel lô hội rất hữu ích để điều trị tất cả các loại tình trạng da trong đó có nhiệt miệng. Công thức chứa chất chống oxy hóa, enzyme và axit béo sẽ giúp quá trình chữa bệnh và giảm bớt khó chịu tức thì.
Dầu hoặc chiết xuất vani
Ngay khi bạn cảm thấy nóng rát quanh miệng, hãy chấm một miếng bông gòn vào chiết xuất vani và giữ nó ở vị trí khó chịu trong vài phút. Làm điều này bốn lần mỗi ngày và mụn rộp của bạn sẽ ít bị hình thành hơn.
Uống trà Echinacea
Khi bạn muốn một cách dễ dàng để tăng cường hệ thống miễn dịch của mình, trà Echinacea có thể là thứ bạn cần.
Đây là một chất kích thích hệ miễn dịch mạnh mẽ, cung cấp cho cơ thể bạn những gì cần thiết để chống lại virus.
Đổi bàn chải đánh răng mới
Virus rất có thể lây lan từ bàn chải của bạn. Vì vậy, hãy thay bàn chải sau một đợt điều trị và không dùng chung bàn chải.
Chườm lạnh
Chườm lạnh vết loét làm giảm viêm vừa làm chậm lưu lượng máu đến vết loét, có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành đồng thời giúp giảm đau.
Các biện pháp tự nhiên này khá an toàn, rẻ tiền và hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa vết loét kéo dài và gây đau. Tuy nhiên, nhiều người cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng chúng lâu dài hoặc khi nhận thấy biểu hiện bất thường.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm