I - Mất ngủ là như thế nào?
Bệnh mất ngủ (Insomnia) là một chứng rối loạn giấc ngủ, theo đó mặc dù người bệnh rất muốn ngủ nhưng sẽ luôn gặp tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ suốt đêm (thức dậy giữa đêm) và khó ngủ lại, dậy sớm hơn bình thường, ngủ dậy mà vẫn cảm thấy mệt mỏi uể oải. Chứng mất ngủ có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc liên tục nhiều ngày (mãn tính) khiến ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt.
- Mất ngủ cấp tính: Là những người chỉ cảm thấy thi thoảng khó ngủ, tần suất chỉ kéo dài vài đêm tới 1 - 2 tuần. Theo thống kê có tới 30 - 40% dân số đã từng mắc chứng khó ngủ cấp tính. Nguyên nhân có thể do những tác động từ cuộc sống làm ảnh hưởng tới cảm xúc, tâm lý, sinh hoạt không lành mạnh, môi trường ngủ nghỉ không được thoải mái và do một số vấn đề sức khỏe thông thường như ho, dị ứng, sốt, đau bụng, đau răng…
- Mất ngủ mãn tính: Là những người thường xuyên bị khó ngủ, ngủ được ít không đủ 8 tiếng, bệnh tình kéo dài với thời gian từ 1 tháng trở lên. Nguyên nhân thường tới từ các vấn đề về thần kinh não bộ, các bệnh lý về đường tiêu hóa, ảnh hưởng từ thuốc hoặc chất kích thích và nhiều lý do khác.
II - Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh mất ngủ
Một số biểu hiện để bạn có thể nhận biết được mình có đang bị mất ngủ hay không:
- Khó khăn khi đi vào giấc ngủ.
- Đến đêm là dễ tỉnh giấc, có thể thức đến vài lần.
- Tỉnh giấc sớm (trước 4h) và không thể ngủ lại.
- Ngủ không ngon giấc, hay mê sảng, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
- Cơ thể mệt mỏi, muốn ngủ một giấc để lấy lại tinh thần nhưng không thể chợp mắt.
- Đầu óc khó tập trung, mệt mỏi kéo dài cả ngày.
- Không ngủ được, thức cả đêm, ban ngày buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật.
- Mỗi lần tỉnh lại thức khoảng 30 - 60 phút mới ngủ lại được.
Bạn có thể theo dõi các triệu chứng và biểu hiện trên để có thể xác định bản thân có đang đối mặt với mất ngủ và tình trạng kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu.
III - Những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ
Mất ngủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, việc tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp người bệnh điều trị và khắc phục hiệu quả hơn.
- Căng thẳng, stress: Bản thân chịu nhiều áp lực từ công việc, học tập, sức khỏe, tài chính và các vấn đề khác bên cạnh cuộc sống sinh hoạt… Điều này khiến tâm trí người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, đầu óc hoạt động không ngừng nghỉ, từ đó khiến khó đi vào giấc ngủ và lâu dần không giải quyết triệt để có thể trở thành chứng mất ngủ mãn tính.
- Chất kích thích: Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và các loại chất kích thích cũng là nguyên nhân rất phổ biến gây ra bệnh mất ngủ. Caffein trong cà phê hay Nicotine trong thuốc lá sẽ khiến cơ thể khó bước vào giấc ngủ. Bia rượu có thể dễ gây buồn ngủ hơn, tuy nhiên nó lại cản trở giai đoạn ngủ sâu (NREM).
- Thói quen ngủ: Việc ngủ quá muộn, thay đổi giờ ngủ liên tục hoặc xem tivi điện thoại trước khi ngủ sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học trong cơ thể, việc này sẽ khiến cơ thể bị rối loạn và không biết khi nào bạn muốn ngủ hay muốn thức, từ đó khiến gây ra chứng mất ngủ.
- Môi trường, không gian phòng ngủ: Nơi ngủ có nhiều tiếng ồn, ánh sáng quá chói, ô nhiễm, không khí ẩm mốc, ngột ngạt, đệm và gối cứng... cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc cơ thể chìm vào giấc ngủ. Nếu tiếp diễn lâu dài sẽ tiến triển thành chứng khó ngủ mãn tính.
- Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày chịu áp lực lớn dẫn tới cơ thể bị khó chịu khi nằm. Có thể đầy bụng khó tiêu, ợ nóng hay trào ngược dạ dày sẽ khiến bạn tỉnh táo, khó đi ngủ.
- Do bệnh lý: Một số chứng bệnh như ngưng thở khi ngủ, ho, sốt, dị ứng, đau xương khớp, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, trào ngược dạ dày, bệnh về tuyến giáp… cũng có thể là một trong các lý do gây ra tình trạng không ngủ được, mất ngủ.
- Ảnh hưởng từ thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, Steroid, Corticosteroid... có thể chứa các chất kích thích khiến người uống cảm thấy khó ngủ hơn.
IV - Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc chứng mất ngủ
Mặc dù bệnh mất ngủ có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên vẫn có một số đối tượng có tỷ lệ và nguy cơ mắc chứng mất ngủ cao hơn, bao gồm:
- Người già, người cao tuổi.
- Phụ nữ mãn kinh, bà bầu đang mang thai, phụ nữ trong giai đoạn bốc hỏa.
- Công nhân làm việc theo ca (sáng, đêm).
- Người làm công việc thường xuyên bị căng thẳng, stress.
V - Những tác hại của chứng mất ngủ với sức khỏe
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài lâu ngày có thể dẫn tới một số tác hại nguy hiểm, và đây sẽ là tiền đề khiến các bệnh lý xuất hiện, gây tác động xấu tới sức khỏe.
- Mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày: Giấc ngủ không đạt chất lượng sẽ khiến cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Người mất ngủ sẽ suy giảm khả năng nhận thức, ra quyết định không chính xác và không tập trung được vào công việc.
- Khó chịu và rối loạn cảm xúc: Cơ thể và tinh thần mệt mỏi do mất ngủ sẽ dễ khiến người bệnh khó kiềm chế cảm xúc, dễ trở nên cáu kỉnh với bất cứ việc gì.
- Tác động tới tim mạch: Mất ngủ khiến thần kinh dễ bị căng thẳng do không được nghỉ ngơi đủ, hoạt động quá sức, tăng áp lực cho tim và gây cao huyết áp.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Khi thường xuyên không ngủ được, giấc ngủ chập chờn sẽ khiến hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu, từ đó người bệnh dễ mắc bệnh hơn.
- Mất kiểm soát cân nặng, dễ thừa cân béo phì: Mất ngủ khiến thay đổi khả năng hoạt động của não bộ, dễ khiến người bệnh luôn có cảm giác thèm ăn, nhanh thấy đói.
- Da dẻ xuống dốc: Không ngủ đủ giấc khiến cơ thể tăng sinh hormone cortisol, phá hỏng cấu trúc collagen làm cho làn da bị xuống dốc, không còn mịn màng, khỏe mạnh. Bên cạnh có còn có thể xuất hiện một số bệnh lý về da như vảy nến, viêm da cơ địa.
- Giảm nhu cầu sinh lý: Mất ngủ kéo dài khiến nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới cũng có nguy cơ bị suy giảm. Điều này làm ảnh hưởng tới nhu cầu sinh lý của nam, giảm ham muốn, yếu sinh lý, xuất sớm…
- Tăng khả năng đột quỵ, ung thư.
VI - Điều trị bệnh mất ngủ như thế nào?
Để điều trị mất ngủ, thông thường người bệnh cần tới cơ sở y tế để có thể nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó bác sĩ sẽ là người đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp giúp người bệnh cải thiện.
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc điều trị, là một trong những phương pháp được người bệnh nghĩ tới đầu tiên khi đối mặt với tình trạng mất ngủ. Đặc biệt, đối với những trường hợp mất ngủ mạn tính, có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chứa các thành phần như: Eszopiclone, Zolpidem, Ramelteon hay một số nhóm thuốc khác.
Tuy nhiên, một số nhóm thuốc này nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc tây nào người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để sử dụng đúng liều được chỉ định phù hợp với cơ thể.
2. Điều trị bằng thuốc Đông y
Không chỉ có thuốc tây y mới giúp người bệnh khắc phục được tình trạng mất ngủ. Mà theo đông y, với các dược liệu từ tự nhiên lành tính cũng giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Hiện nay, trên thị trường thuốc đông y được chia thành 2 nhóm đông y thông thường và đông y thế hệ 2. Đối với đông y thế hệ 2, sản phẩm đem lại hiệu quả vượt trội và khác biệt hơn hẳn so với đông y thông thường.
Cụ thể, đông y thế hệ 2 đã được hội nghị quốc tế về thảo dược khẳng định rằng: Đông y thế hệ 2 được coi là thuốc điều trị chủ đạo, điều trị được cả trong những trường hợp nặng và thậm chí vượt trội hơn cả thuốc tân dược trong nhiều trường hợp.
Vì vậy, sản phẩm viên mất ngủ Ngự y mật phương đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, cùng với quá trình sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO. Hướng đến điều trị tận gốc nguyên nhân mất ngủ là do thiếu máu não gây ra, sản phẩm này giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm an thần, nâng cao thể trạng, lược bớt được căng thẳng, áp lực liên miên. Từ đó, rút ngăn được thời gian điều trị mất ngủ, mang đến cho người bệnh một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Với hiệu quả vững vàng và đặc biệt giúp tình trạng mất ngủ ở người bệnh được tái phát ít hơn, ngăn tái lại trong thời gian dài.
3. Điều trị không dùng thuốc
Để có thể tăng hiệu quả điều trị, thì người bệnh có thể kết hợp với một số liệu pháp không dùng thuốc dưới đây:
- Sử dụng liệu pháp CBT-I.
- Thư giãn bằng phương pháp hít thở, có thể làm mọi lúc mọi nơi với không khí trong lành, điều này sẽ giúp người bệnh được thư giãn cơ thể và tâm lý giảm bớt căng thẳng, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, sẽ giúp người bị mất ngủ có một giấc ngủ ngon hơn và cùng cấp thêm cho bạn nhiều năng lượng. Chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày và tránh tập luyện trước khi đi ngủ.
- Thiền định hay yoga sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, giúp đem lại một giấc ngủ ngon, chất lượng hơn.
- Châm cứu là phương pháp theo y học cổ truyền, người bệnh không cần dùng thuốc mà vẫn có thể giúp người bệnh đạt được giấc ngủ ngon, giúp cơ thể sản sinh ra hormone tương tự như serotonin có tác dụng như một loại thuốc an thần.
VII - Những lưu ý để phòng tránh bệnh mất ngủ
Nhìn chung bệnh mất ngủ đa phần do thói quen sinh hoạt, lối sống không khoa học mà phát sinh ra, do đó nếu bạn chưa mắc bệnh thì cần lưu tâm tới một số vấn đề sau để phòng bệnh một cách tối đa:
- Xây dựng đồng hồ sinh học khoa học, không thức khuya, cố gắng tập thói quen ngủ sớm và đều đặn.
- Tránh sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác trước giờ đi ngủ.
- Môi trường phòng ngủ ánh sáng vừa phải không quá chói, sạch sẽ thoáng mát để lấy lại chất lượng giấc ngủ.
- Không sử dụng các loại thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh được phát ra sẽ dẫn tới khó ngủ hơn.
- Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, chỉ nên ăn nhẹ trước khi ngủ để giúp bạn vào giấc ngủ tốt hơn.
- Rèn luyện thói quen đọc sách, nghe nhạc hoặc đi tắm trước khi ngủ để giúp tinh thần được thư giãn
Mất ngủ có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau, việc này làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tác động tiêu cực tới cuộc sống. Nếu bạn đối mặt với tình trạng mất ngủ kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, thì cần tới gặp bác sĩ để có thể điều trị bệnh sớm.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm