I. Lịch sử tên gọi địa danh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Bà Rịa: theo nhiều người giải thích là xưa ở vùng đất này có một bà quê ở Bình Định vào vùng Mô Xoài này khai hoang lập nghiệp, nên để ghi nhớ công ơn này nên người dân địa phương Tôn Thờ Bà, và lấy tên bà đặt cho vùng đất Bà Rịa ngày này.
Địa danh Bà Rịa đã được cấu tạo dựa theo một phương thức chuyển hóa từ nhân danh. Điều này có nghĩa là được lấy từ tên Nguyễn Thị Rịa, đây là một người phụ nữ quê gốc ở Phú Yên và đã có công lao to lớn trong việc khai khẩn để đặt tên cho vùng đất này. Theo như các nhà nghiên cứu của người Pháp thuộc vào hiệp hội nghiên cứu Đông Dương và căn cứ vào sự lưu truyền của dân gian đã giải thích rằng nguồn gốc địa danh của Bà Rịa là nhằm tưởng nhớ bà Nguyễn Thị Rịa.
Theo như truyền thuyết trong vùng này đã kể rằng bà Rịa đã đến và trú ngụ tại đây vào năm 179 mà tên của bà đã được lưu truyền như là cư dân đầu tiên. Điều này giúp khẳng định rằng có thể đã được thổi phồng, tuy nhiên người ta vẫn tin rằng bà đã tập hợp được một số người dân cư và lập nên làng. Bà cuốn hút họ bởi đức hạnh và phẩm chất cao đối với những người dân cần cù. Mãi về sau thì bà mới chia số đất đai do Bà tổ chức khai phá cho dân cư.
Ngày nay mộ Bà Rịa vẫn còn đó, cây cầu Bà Nghè nối Tam Phước với An Nhứt cũng vẫn còn đó và người dân nơi đây vẫn nhớ ngày giỗ Bà Rịa là ngày 16/6 âm lịch, cúng đúng 12 giờ trưa và được xem là một phong tục đẹp mà nhân dân địa phương vẫn tiến hành hàng năm.
Với những căn cứ trên nhiều nhà khoa học cũng đã tán thành với cách giải thích về địa danh của Bà Rịa được chuyển hóa từ nhân danh Nguyễn Thị Rịa trong phương thức cấu tạo nên địa danh. Điều này cũng càng nâng thêm sự tự hào về lịch sử, cũng như di sản của các bậc tiền nhân để lại cho hậu thế.
II. Tìm hiểu sơ bộ về tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
Là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy.
Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.
Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân, GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%, không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam).
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
III. Dấu mốc hình thành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Năm 1982,thành lập thị trấn Bà Rịa ( huyện Châu Thành) từ xã Phước Lễ, thị trấn Long Điền (huyện Long Đất) từ xã Long Điền, thị trấn Long Hải (huyện Long Đất) từ xã Long Hải. Giải tán xã Phước Lễ, Long Điền, Long Hải.
Năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ 3 huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai và Đặc Khu Vũng tàu Côn Đảo.
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khi đó gồm: thị xã Vũng Tàu (tỉnh lỵ), Các huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc và Côn Đảo
Năm 1994. thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, lập Thị Trấn Phú Mỹ trực thuộc Tân Thành, TT Ngãi Giao thuộc Châu Đức. Giải tán huyện Châu Thành
Năm 2003. giải thể huyện Long Đất. Lập huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ.
Năm 2007, lập thị trấn Đất Đỏ và Thị trấn Phước Hải trực thuộc huyện Đất Đỏ
Năm 2012, Thành lập Thành Phố Bà Rịa (ngày 22.08.2012)
Năm 2018, Thành lập Thị xã Phú Mỹ (trên cơ sở huyện Tân Thành)
IV. Những Nhân vật lịch sử sinh ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu:
Nguyễn Thị Rịa (1665–1759), người có công khai hoang lập ấp vùng đất Mô Xoài trước đây.
Huỳnh Tịnh Của (1834–1907), nhà văn hóa và ngôn ngữ học.
Ông Trần (1855–1935), tên thật là Lê Văn Mưu, nghĩa quân chống Pháp, người khai sáng Đạo Ông Trần, nhà doanh điền lập nên xã đảo Long Sơn.
Dương Bạch Mai (1904–1964), chính trị gia, nhà ngoại giao.
Lê Thành Duy (1922–1946), công an nhân dân, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (có một công viên ở đường CMT8, Bà Rịa mang tên ông).
Hoàng Việt (1928–1967), tên thật là Lê Chí Trực, nhạc sĩ.
Nguyễn Văn Tàu (sinh năm 1928), đại tá tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Võ Thị Sáu (1933–1952), nữ chiến sĩ thời chống Pháp, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyễn Thanh Đằng (1945–1971), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm (sinh năm 1945), Giám mục tiên khởi của Giáo phận Bà Rịa.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm