Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có nhiều chuyển biến, trong tháng 4 vừa qua, đạt khoảng 37.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần bình quân 3 tháng đầu năm (khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng).

Giải ngân vốn đầu tư công có nhiều chuyển biến

Theo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến ngày 30.4.2023, cả nước đã giải ngân được 110.633 tỷ đồng, đạt 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (18,48%), tuy nhiên về số tuyệt đối tăng gần 15.000 tỷ đồng (khoảng 16%) so với cùng kỳ năm 2022.

Có 3 bộ, cơ quan Trung ương và 22 địa phương giải ngân trên 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; 45 bộ, cơ quan Trung ương và 26 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.

Các bộ, cơ quan Trung ương và 22 địa phương giải ngân trên 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao gồm: Bộ Giao thông Vận tải đạt 24,27%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 22,7%, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 33,66%, Đồng Tháp đạt 40,57%, Hải Phòng đạt 38,28%, Bến Tre đạt 37,8%, Tiền Giang đạt 36,31%, Phú Thọ đạt 33,19%...

Ví dụ điển hình nhất trong giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả là Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Đây là một trong những bộ có nhiệm vụ “tiêu tiền” ngân sách Nhà nước khá lớn, với hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông mỗi năm. Nhưng lại luôn nằm trong tốp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân đầu tư công.

tháo gỡ vướng mắc 1
Nhà thầu triển khai thi công đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, năm 2019, Bộ GTVT giải ngân 26.575/30.134 tỷ đồng (88,2%) trong khi cả nước giải ngân 325.111,43 tỷ đồng (76,75%). Năm 2020, Bộ GTVT giải ngân 35.209/36.122 tỷ đồng (97,5%), cả nước giải ngân 455.031,1 tỷ đồng (81,59%). Còn năm 2021, Bộ GTVT giải ngân 40.300/42.996 tỷ đồng (93,7%), cả nước giải ngân 417.702,1 tỷ đồng (92,34%).
 
Năm 2022, Bộ GTVT giải ngân được 52.969/55.051 tỉ đồng được giao, đạt 96,2% (tỉ lệ chung của cả nước khoảng 92,7%). giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT trong năm 2022 được đánh giá là một bước đột phá lớn, được lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá cao.

Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, năm 2023, Bộ sẽ được giao vốn đầu tư công rất lớn với hơn 94.100 tỷ đồng, tức lớn hơn năm 2022 gấp 1,7 lần.

“Việc giải ngân hết nguồn vốn được bố trí là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, thách thức đối với Bộ GTVT, đặc biệt trong điều kiện tổ chức triển khai các dự án năm 2023 vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro”, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang đánh giá.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GTVT cũng nhìn nhận thấy rất nhiều điểm tích cực để có thể hoàn thành việc giải ngân cao trong năm 2023. Cụ thể, nhiều dự án lớn sẽ đồng loạt thực hiện và có khối lượng lớn hoàn thành trong năm tới như dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 và 2, dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 TP HCM, Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột… 

“Bên cạnh đó, việc đề cao công tác chỉ đạo, giám sát chặt chẽ công tác giải ngân vốn đầu tư công của tập thể lãnh đạo Bộ GTVT cùng với sự nỗ lực của các ban quản lý dự án, chủ đầu tư… cũng là một động lực để công tác giải ngân trong thời gian tới đạt kết quả cao”, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết thêm.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ có sự bứt phá trong quý II và quý III

Đại diện Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho hay, năm 2023 có đặc thù là cơ cấu nguồn vốn rất lớn (hơn 700 nghìn tỷ đồng), nên áp lực giải ngân rất lớn.

Mặc dù Chính phủ đã giao kế hoạch vốn năm 2023 sớm, nhưng hiện nay vẫn còn một số dự án đang hoàn thiện thủ tục. Lý do là trong gói phục hồi kinh tế, một số dự án phải báo cáo lại UBTVQH phê duyệt xong Chính phủ mới bố trí nguồn vốn trung hạn, trên cơ sở đó, bộ, ngành, địa phương mới có cơ sở để phân bổ vốn.

Bên cạnh đó, một số dự án liên kết vùng hiện vẫn còn đang vướng mắc về thủ tục, vì cơ chế chính sách hiện nay đang vướng ở Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước khi không cho dùng nguồn vốn của cấp này chuyển sang cấp kia, hoặc không cho sử dụng các dự án của Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho các địa phương, trong khi đó, đây đa phần là những dự án lớn…

Tuy nhiên, những nội dung này đang được các cơ quan quản lý nhà nước tích cực trình các cấp có thẩm quyền tháo gỡ. 

tháo gỡ vướng mắc 2
Trước các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, dự kiến quý II và quý III, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ có sự bứt phá. Ảnh: VGP

Đặc biệt là vào ngày 14.3.2023, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 235/QĐ-TTg về thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Đến nay, hoạt động của các Tổ công tác đã đạt những kết quả tích cực, tạo đồng thuận trong . Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có nhiều chuyển biến, tháng 4, đạt khoảng 37.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần bình quân 3 tháng đầu năm (khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng).

“Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ có sự bứt phá trong quý II và quý III khi các tồn tại, vướng mắc dần được tháo gỡ”, đại diện Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) nhận định.

Trong bối cảnh các lĩnh vực xuất nhập khẩu, gặp khó thì giải ngân vốn đầu tư công được xem là nhiệm vụ quan trọng cần đẩy mạnh nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế. 

Theo ghi nhận thực tế, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng tại các cuộc họp tổ công tác về giải ngân vốn đầu tư công ngay trong tháng 4, một số địa phương, Bộ ngành đang "lên dây cót" tăng tốc giải ngân, phấn đấu hoàn thành mục tiêu của cả năm.


 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
HLV Kim Sang-sik toan tính điều gì khi loại Đỗ Hùng Dũng khỏi ĐT Việt Nam?

HLV Kim Sang-sik toan tính điều gì khi loại Đỗ Hùng Dũng khỏi ĐT Việt Nam?

25-11-2024 17:58

Việc HLV Kim Sang-sik không triệu tập Đỗ Hùng Dũng chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024 gây không ít tranh cãi, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để thử nghiệm những nhân tố mới nhằm làm mới lối chơi của đội tuyển.

Nổi bật trang chủ
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, quản lý: 'Lớp học Google'
25 Tháng 11, 2024

Nhiều trường học tại TPHCM đưa vào giảng dạy tiết học kỹ năng số, “lớp học Google” để vừa giảm áp lực cho GV, vừa nâng cao hiệu quả tiếp thu với HS.

Đọc thêm
Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

25 Tháng 11, 2024

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành...

Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc

Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc

25 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam đứng trước nỗi lo về chất lượng "quân xanh" trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc.

Nhậu cách nhà 100m bị CSGT phạt 7 triệu

Nhậu cách nhà 100m bị CSGT phạt 7 triệu

25 Tháng 11, 2024

Người đàn ông N.V.C (SN 1987, quê Cà Mau), đi ăn đám giỗ nhà người quen trên đường Tống Văn Trân, quận 11. Ông uống...

Vào lớp 1 trở thành

Vào lớp 1 trở thành "cuộc chiến", thi khó, tỷ lệ chọi cao

25 Tháng 11, 2024

Giáo viên tiểu học cho biết nhu cầu cho con thi vào lớp 1 trường "hot" ngày càng cao, kéo theo đó là áp lực...

Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên

Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên

25 Tháng 11, 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được vinh danh và trao tặng bằng khen tại Lễ tôn vinh Sinh viên xuất sắc Học kỳ Summer 2024 tại...

0.68997 sec| 2284.18 kb