Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 tiết làm thảo luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp".
Học theo tín chỉ có nhiều ưu thế, đòi hỏi sinh viên phải năng động để khai thác nó. Học theo tín chỉ giúp đánh giá sinh viên liên tục, nhiều lần trong một học kỳ. Vậy cần phải học tín chỉ như thế nào?
1. Nắm bắt cách tính điểm
Khác với đào tạo theo niên chế, điểm học phần cho theo thang điểm 10, sau đó chuyển thành điểm chữ, gồm: A, B, C, D. Nhưng khi tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, điểm chữ ở mỗi học phần được quy đổi qua điểm số ở thang điểm 4.
Cột điểm của sinh viên luôn có 2 phần: Điểm quá trình và điểm thi kết thúc môn. Trong đó, tùy theo môn học mà 2 phần điểm này được chia ở mức khác nhau, từ 20 - 50% điểm quá trình và 50 - 80% điểm thi kết thúc môn.
Điểm quá trình gồm: Điểm chuyên cần, làm bài tập trên lớp, làm việc nhóm, làm bài luận... Đặc biệt, theo quy định cũ, điểm học phần từ 4,6 đã được làm tròn thành 5,0 điểm, nhưng theo quy định mới thì 4,9 vẫn là 4,9 điểm. Sinh viên nên biết điểm quá trình rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng và quyết định tới các loại điểm khác.
2. Tự học và học nội dung cốt lõi
Về phương pháp học tập đối với sinh viên, khó nhất khi học tín chỉ là phải áp dụng phương pháp học tích cực, đó là tự học và học nội dung cốt lõi là chính. Các bạn phải học cách tự đọc tài liệu để hiểu sâu từng chương và tiến tới cả học phần. Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Nếu như lý thuyết chủ yếu là nghe, viết và suy ngẫm thì lúc thảo luận phải là nói nhiều và tranh luận. Nên đặt câu hỏi hơn là trả lời. Không nên đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian.
2. Lên kế hoạch và phương pháp học tập rõ ràng
Các sinh viên khi học tín chỉ, muốn được điểm cao và hiệu quả học tập tốt nhất, không chỉ đơn giản là lên thư viện đọc sách hay chăm chỉ đến kỳ thi học thuộc bài, mà quan trọng là phải lên cho mình một kế hoạch cụ thể và phương pháp học tập rõ ràng. Điểm khác biệt lớn nhất của học chế tín chỉ so với cách học truyền thống là thời lượng sẽ dành nhiều hơn cho thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách.
Chính vì vậy, nên đề ra kế hoạch chung cho toàn khóa học. Nên xác định những kỹ năng, kiến thức cần bổ sung, cần kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả kỹ năng ấy vào học kỳ nào. Ngoài ra, các bạn nên tăng cường tự học ở nhà và thư viện, internet, học cách tự đọc tài liệu, thành lập nhóm để hỗ trợ nhau trong học tập, thậm chí trong cả việc đăng ký môn học.
3. Đăng ký môn học theo tín chỉ hợp lý
Lợi thế của học chế tín chỉ là cho phép sinh viên toàn quyền quyết định kế hoạch học tập của mình, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh thực tế của bản thân. Chính vì vậy, trước khi đăng ký các môn học, sinh viên cần nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo của nhà trường, tham khảo kỹ thời khóa biểu để đăng ký tín chỉ không bị trùng Ngoài ra, cần xem xét khả năng tài chính của bản thân trong kỳ đó để đăng kí lượng tín chỉ phù hợp.
Điểm trung bình chung (TBC) tích lũy từ 2.0 trở lên + tích lũy từ 90-100% tín chỉ theo kế hoạch đào tạo của trường thì có thể đăng ký học tất cả môn học theo thời khóa biểu của nhà trường và thậm chí có thể học vượt. Riêng các tân sinh viên năm nhất lưu ý kỳ đầu không nên học vượt.
Điểm TBC tích lũy từ 1,6 đến dưới 2,0 + tích lũy được 70-90% số tín chỉ thì nên rút một số học phần và chỉ nên học đến 15 tín chỉ (tối thiểu là 14 tín chỉ) các học phần trong thời khóa biểu của học kỳ đó.
Điểm TBC tích lũy dưới 1,6 thì nên đăng ký 10 tín chỉ các học phần theo thời khóa biểu của nhà trường.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm