Theo đó, nếu so với quý I/2021, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 68% lên 65 tỷ đồng, lãi từ hoạt động ngoại hối tăng 6 lần lên 30,2 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động ở mức 331,8 tỷ đồng, tăng 27,3%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng giảm so với cùng kỳ, đạt gần 221 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tăng từ 34 tỷ đồng lên 94 tỷ đồng (tăng 2,75 lần). Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế giảm so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 127 tỷ đồng, tương đương 19% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Lãi sau thuế đạt ở mức 101 tỷ đồng.
Đại diện Kienlongbank giải thích nguyên nhân lợi nhuận sau thuế giảm là do trong quý I/2021, ngân hàng phát sinh khoản thu nhập từ việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được NHNN phê duyệt.
Tính đến hết 31/3, tổng tài sản KienlongBank giảm 3,6% so với đầu năm xuống 80.844 tỷ đồng, trong đó tiền mặt giảm 17% xuống còn 864,3 tỷ đồng, tiền gửi NHNN giảm xuống 1.051 tỷ đồng, tiền gửi và cho vay TCTD khác tăng 5,8% lên 31.619 tỷ đồng
So với đầu năm, cho vay khách hàng giảm 6% ghi nhận ở mức 35.720 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng KienlongBank tăng 2% so với đầu năm, lên mức 52.418 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá tăng 33%, ở mức 400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 871 tỷ đồng.
KienlongBank thông qua mục tiêu năm 2022 tại kỳ họp thường niên vừa qua với tổng tài sản đạt 85.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 45.200 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 77.700 đồng và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì dưới 2%.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm