Bị nổi mẩn ngứa trên da gây khó chịu
Nổi mẩn ngứa trên da có thể lan rộng khắp cơ thể hoặc khu trú ở một vùng, một điểm nhỏ. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn ngứa trên da, như tình trạng da, các vấn đề bên trong cơ thể…
Bị nổi mẩn ngứa trên da do nguyên nhân nào?
1. Các tình trạng da
Nhiều tình trạng da có thể gây mẩn ngứa da:
• Viêm da
• Bệnh chàm: chứng rối loạn da mãn tính gây ngứa da, có vảy
• Bệnh vẩy nến: bệnh tự miễn dịch gây đổi màu và kích ứng da, thường ở dạng mảng
• Da vẽ nổi: áp lực lên da dẫn đến nồng độ histamine tăng cao gây phát ban đỏ, ngứa ngáy
• Mề đay: những nốt ngứa, nổi lên, đổi màu trên da thường do phản ứng dị ứng
Mề đay gây mẩn ngứa trên da rất khó chịu
2. Nhiễm trùng
Một số bệnh và tình trạng nhiễm trùng gây ngứa da gồm
bệnh sởi, nhiễm trùng do côn trùng cắt đốt (muỗi, rệp…) hoặc do nấm da.
3. Dị ứng
Một số người bị nổi mẩn ngứa trên da do dị ứng với thực phẩm, hóa chất, len, nhiệt độ nóng hay lạnh…
4. Do bệnh lý, vấn đề sức khỏe
Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ngứa da:
• Tắc ống mậ
• Suy giảm chức năng gan
• Xơ gan
• Ứ mật
• Suy thận
• Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bị nổi mẩn ngứa trên da có thể do suy giảm chức năng gan
5. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây phát ban và ngứa lan rộng, như thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật…
Bị nổi mẩn ngứa trên da có cần đi khám bệnh?
Nếu tình trạng ngứa rất dữ dội, kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường khác, thì nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Vì như đã phân tích, nổi mẩn ngứa trên da có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể như bệnh gan mật, thậm chí cả bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Để tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm, kiểm tra da, thậm chí cả sinh thiết da…
Nếu tình trạng ngứa không quá nghiêm trọng, và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và giảm triệu chứng tại nhà.
Các phương pháp điều trị mẩn ngứa trên da
Việc điều trị mẩn ngứa trên da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Các biện pháp điều trị có thể lựa chọn gồm:
Dùng thuốc uống
Dùng thuốc có thể giúp giảm ngứa da do dị ứng, nhiễm nấm, rối loạn tự miễn dịch, xơ gan, côn trùng cắn đốt, bệnh chàm, bệnh vẩy nến…
Một số loại thuốc có thể được chỉ định gồm:
• Thuốc kháng histamin: được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng và ngứa da do côn trùng cắn hoặc đốt, nổi mề đay, chàm và viêm da tiếp xúc.
• Steroid đường uống: còn được gọi là corticosteroid, giúp giảm viêm và giảm mề đay mãn tính, bệnh chàm, bệnh vẩy nến và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
• Thuốc ức chế miễn dịch: làm giảm hoạt động miễn dịch, điều trị các đợt bùng phát do các tình trạng viêm như mề đay mãn tính và chàm.
• Thuốc chống nấm: điều trị nhiễm nấm và có thể làm giảm ngứa do nấm da.
• Thuốc kháng sinh: điều trị các tình trạng mẩn ngứa có viêm nhiễm.
• Chất cô lập axit mật: giúp loại bỏ muối mật ra khỏi cơ thể, giảm ngứa do bệnh gan mật.
• Thuốc lợi tiểu: giúp giảm sự tích tụ chất lỏng để giảm bớt các triệu chứng ngứa da do tích nước.
Thuốc bôi và kem bôi
Một số loại kem bôi cũng có thể giúp giảm ngứa do dị ứng, mề đay, nhiễm nấm, bệnh chàm hoặc côn trùng cắn đốt…
Một số loại thuốc và kem bôi phổ biến gồm:
• Steroid tại chỗ: bôi lên da để giảm sưng và viêm do bệnh chàm, vẩy nến, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn, phản ứng dị ứng và phát ban.
• Kem chống nấm: giảm ngứa da do nhiễm nấm và giảm ngứa ngáy.
• Kem gây tê tại chỗ: giúp giảm ngứa tức thời.
• Kem bôi thảo dược: giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, nhanh liền da.
Nên dùng kem bôi da để giảm ngứa, giảm nguy cơ gãi gây xước da
Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác
Ngoài việc sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi, để làm dịu ngứa da, bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác như:
• Tránh tắm nước quá nóng: nước nóng có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm tình trạng phát ban.
• Thực hành vệ sinh đúng cách: tắm rửa hàng ngày, thay ga trải giường và vỏ gối hàng tuần.
• Sử dụng xà phòng và các loại mỹ phẩm dịu nhẹ, ưu tiên thành phần tự nhiên, không có mùi thơm vì hóa chất tạo mùi hương thường gây phản ứng dị ứng, kích ứng da.
• Có chế độ ăn uống lành mạnh, với nhiều loại rau củ quả, đặc biệt là các thực phẩm chống viêm (cà chua, dầu ô liu, rau bina, cải xoăn, bắp cải, các loại hạt, các loại cá béo…).
Kem bôi thảo dược – giải pháp cho các tình trạng nổi mẩn ngứa trên da
Có nhiều loại thảo dược có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa trên da rất hiệu quả như Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội… Kết hợp các loại thảo dược này tạo nên một loại kem bôi da thảo dược hiệu quả.
Kem bôi thảo dược làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Với tình trạng mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Kem bôi thảo dược hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Kem Nhất Nhất
Công dụng:
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm