I. Xông hơi mũi là gì?
Xông hơi mũi là một phương pháp dân gian y học cổ truyền tiện lợi. Hiểu đơn giản là hít hơi nước, không khí nóng qua đường mũi từ đó làm sạch, dịu nhẹ, thông thoáng giảm viêm, tăng độ ẩm bên trong niêm mạc, giảm nghẹt tắc ở đường thở.
Thay vì dùng hơi nước đơn thuần, khi xông hơi mũi người ta thường kết hợp với “vị thuốc” tự nhiên như tỏi, lá bưởi, chanh, sả… có tác dụng giảm sốt, sát khuẩn đường hô hấp.
Xông mũi bằng tỏi và gừng có thể giúp giảm đi các triệu chứng khó chịu khi bị cảm cúm, viêm xoang nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, đau đầu, nghẹt mũi, mũi bị khô hay kích ứng, viêm họng, ho…
II. Tác dụng của tỏi khi dùng xông mũi họng
Với nhiều hoạt tính sinh học khác nhau, tỏi rất có lợi cho cơ thể, nhất là trong việc điều trị các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp.
Xông mũi họng bằng tỏi mang lại nhiều lợi ích, hơi nước nóng bốc lên giúp khuếch tán những hoạt chất có lợi trong tỏi, cải thiện các triệu chứng khó chịu nhanh chóng.
1. Ức chế, tiêu diệt vi khuẩn
Nghiên cứu cho thấy nhiều thành phần trong củ tỏi có chứa allicin và scordinin - được coi như những kháng sinh tự nhiên kháng lại vi khuẩn, vi rút tốt. Khi dùng tỏi để xông mũi họng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
2. Làm thông thoáng, giảm nghẹt mũi
Hơi nước nóng được hít vào có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm viêm, sưng huyết giúp làm thông thoáng, sạch sẽ, dịu nhẹ mũi họng. Từ đó giảm đi tình trạng tắc nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi.
3. Giảm sưng, đau mũi
Hoạt chất kháng viêm fitonxit có chức năng giảm sưng viêm, phù nề từ đó giảm sưng đau mũi do các viêm mũi dị ứng gây ra.
4.Tăng miễn dịch mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể một cách tự nhiên
Trong tỏi cũng chứa nhiều vitamin C, lượng khoáng chất cao giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên, chống lại các mầm bệnh, các virus vi khuẩn gây hại.
Một hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt các bệnh ở đường hô hấp mỗi khi thời tiết chuyển mùa hoặc mưa nắng thất thường.
5. Thư giãn tinh thần, tốt cho giấc ngủ
Ngoài ra xông mũi họng bằng tỏi còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, tốt cho tim mạch, tâm trạng tinh thần thư thái, không đau nhức đầu, ngủ ngon giấc hơn.
Nhờ những tác dụng tuyệt vời trên mà xông mũi họng bằng tỏi được xem là phương thuốc hay, đơn giản, tiết kiệm chữa các bệnh đường hô hấp hiệu quả như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang…
>>> XEM THÊM: Viêm xoang mũi dị ứng kiêng ăn gì?
III. Tác dụng của gừng khi dùng xông mũi họng
Đã có rất nhiều nghiên cứu rộng rãi về lợi ích của gừng đối với sức khỏe tinh thần, hệ hô hấp, đường tiêu hóa và tâm hồn.
Chúng ta có thể xông mũi bằng tinh dầu gừng - tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ củ gừng để cải thiện các vấn đề có liên quan đến hệ hô hấp.
1. Giảm viêm nhiễm hiệu quả
Gừng với đặc tính kháng viêm nổi bật, kiểm soát nhiễm trùng hiệu quả, ức chế mầm bệnh.
Khi ở mũi, họng và các xoang khi bị viêm nhiễm sẽ gây nghẹt mũi, sổ mũi, tắc mũi, nặng nhất là tắc nghẽn đường thở. Lúc này tinh chất gừng là một trong những dung dịch xông mũi hữu hiệu.
2. Cải thiện các vấn đề đường hô hấp
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong gừng giúp khắc phục được nhiều vấn đề có liên quan đến đường hô hấp.
Khi thấy khó thở do tắc nghẽn đường hô hấp, có thể xông mũi bằng tỏi gừng sẽ giúp thông thoáng, dễ chịu nhanh chóng. Người bệnh có thể hít thở dễ dàng, thoải mái hơn.
Người bệnh bị viêm phế quản, hen suyễn hay mỗi khi bị cảm lạnh có nhiều chất nhầy bên trong cổ họng, phổi xông mũi bằng gừng; hơi nước nóng giúp làm lỏng chất nhầy bên trong, loãng đờm, đào thải chúng ra bên ngoài dễ dàng hơn.
3. Giàu chất chống oxy hóa
Hoạt chất Gingerol có trong gừng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Từ đó ức chế quá trình oxy hóa bên trong cơ thể, chống lại các gốc tự do cải thiện sức khỏe tổng thể.
4. Tâm trạng thoải mái, thư giãn
Xông mũi bằng tinh dầu gừng cũng tốt rất nhiều cho sức khỏe tinh thần giúp tâm trạng thư thái, thư giãn; hạn chế lo âu, trầm cảm.
Như vậy vào mỗi buổi, các bạn có thể duy trì thói quen xông mũi bằng tinh dầu gừng hoặc thái vài lát gừng để xông giúp thư giãn tinh thần và ngủ ngon hơn.
>>> XEM THÊM: Phương pháp điều trị viêm xoang nghẹt mũi
IV. Cách thực hiện xông mũi bằng tỏi gừng
Xông mũi bằng tỏi và gừng mang lại nhiều tác dụng, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách mới phát huy được hết công dụng. Mọi người ghi nhớ cách thức tiến hành như sau:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
- Máy xông hơi mũi họng (nếu có).
- Một chiếc bát lớn cùng với một chút nước.
- Nồi, ấm đun nước hoặc lò vi sóng để làm ấm nước.
- Một chiếc khăn dùng để trùm kín đầu, giúp cho hơi nước bốc lên phả vào mặt nhiều nhất.
- Các loại tinh dầu như sả, gừng, tỏi, hoặc nếu không chuẩn bị được tinh dầu có thể dùng trực tiếp các nguyên liệu tự nhiên để thay thế: thái vài lát gừng, tỏi đập nhỏ hoặc cắt lát mỏng…
- Lưu ý các nguyên liệu cần rửa sạch để tránh vi khuẩn, bụi bặm tấn công vào gây tác hại nặng hơn.
2. Quá trình thực hiện như sau:
- Đun nước sôi, cẩn thận đổ nước nóng vào một chiếc bát lớn.
- Sau đó thêm vài giọt tinh đầu vào hoặc đun sôi lên các nguyên liệu còn tươi khoảng từ 5 - 10 phút để các tinh chất từ nguyên liệu tiết ra.
- Lấy chiếc khăn mềm che kín đầu và bắt đầu xông.
- Nhắm mắt lại, từ từ cúi đầu về phía trước sao cho khoảng cách giữa vùng mũi xoang cách mặt nước nóng chừng 20cm, cẩn thận để tránh bị bỏng. Để hơi nước nóng từ từ xông lên đường mũi, xoang.
- Hít từ từ và thật sâu bằng mũi và thở ra bằng đường miệng, ít nhất là trong khoảng thời gian từ 3 - 5 phút là lý tưởng.
- Sau khi xông mũi xong cần lau khô, giữ ấm và tránh gió.
- Chúng ta có thể thực hiện cách xông này khoảng từ vài ba lần mỗi ngày để giảm nhanh triệu chứng.
Còn đối với những bạn dùng máy xông hơi mũi cần đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với máy của bạn.
Hiện có các loại máy xông mũi họng phổ biến như máy xông mũi họng nén khí, máy xông dạng lưới, máy xông siêu âm.
Lưu ý mỗi khi sử dụng, bạn cần vệ sinh máy sạch sẽ để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mũi họng.
V. Những lưu ý khi xông mũi bằng tỏi và gừng
Khi xông mũi họng bằng tỏi gừng chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên xông trong phòng kín là tốt nhất, mỗi lần xông khoảng từ 5 - 6 phút, không nên xông quá lâu.
- Trong khi xông nếu thấy có những dấu hiệu bất thường như khó thở hay choáng váng… thì cần ngưng lại ngay.
- Không nên lạm dụng xông hơi nhiều, khi thấy các triệu chứng đã được cải thiện nên giảm tần suất lần xông.
- Đối với người ốm yếu, già cả, suy nhược cơ thể khi xông nên cần có người ngồi bên cạnh, tránh bị ngã.
Xông mũi bằng tỏi gừng đơn giản, hiệu quả cao trị được các triệu chứng khó chịu về đường mũi, họng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Lưu ý chúng ta cần thực hiện đúng cách và không nên lạm dụng kẻo gây ra tác dụng phụ.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm