Luật không quy định vì doanh nghiệp hồi tố lỗ
Thông tuy cổ phiếu HAG đứng trước nguy cơ bị cơ quan chức năng huỷ niêm yết HAGL có kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019) đang gây lo ngại cho giới đầu tư và thị trường chứng khoán.
Theo đó, căn cứ để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM huỷ giao dịch cổ phiếu là dự án Điểm e Khoản 1 Điều 120 của Nghị định 155 chỉ áp dụng khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liên tiếp thể hiện qua BCTC kiểm toán hàng năm của doanh nghiệp.
Sản phẩm chuối của HAGL được thu hoạch trước khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trước đó, trong báo cáo tài chính kết quả BCTC kiểm toán thể hiện doanh nghiệp này không thua lỗ, nhưng sau đó HAGL phát hiện lỗ và công bố thông tin điều chỉnh hồi tố lỗ các năm 2017, 2018, 2019.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 155 thì không có điều khoản nào quy định huỷ niêm yết cổ phiếu HAG trong trường hợp này.
Luật sư Lê Thị Hoài Giang – Đoàn Luật sư Tp.HCM phân tích, Điểm e Điều 120 của Nghị định 155 quy định: "Huỷ bỏ niêm yết bắt buộc trong trường hợp: Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét".
Như vậy, nếu kết quả sản xuất, kinh doanh HAGL bị thua lỗ 3 năm liên tục trong báo cáo tài chính được kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét được hiểu doanh nghiệp phải thua lỗ 3 năm "liên tục" trước thời điểm xem xét. Yếu tố "liên tục" của 3 năm là căn cứ pháp lý để loại một cổ phiếu nào đó ra khỏi HoSE tiếp tục cho ở lại sàn.
Đại diện HAGL cho biết, thực tế Công ty chỉ lỗ 3 năm trước đó là 2017-2019, từ 2020 đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ, bứt phá trong kinh doanh, năm 2021 đã có lãi. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 26/11/2021, cổ đông HAGL cũng thống nhất cao, ký vào biên bản cuộc họp kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE xem xét chấp thuận duy trì việc niêm yết cổ phiếu HAG trên HoSE.
Như vậy, lỗ liên tiếp 3 năm nhưng là giai đoạn trước đó 2017-2019, HAGL đã có lãi trong năm 2021.
Theo luật sư Giang, nếu HAGL bị thua lỗ trong 3 năm liên tục trước đó, 2017 - 2019; nhưng năm 2021 chưa bị hủy niêm yết thì đến năm 2022 sẽ phải xác định xem năm 2021 HAGL có lãi hay vẫn tiếp tục lỗ. Nếu 2021 vẫn lỗ thì năm 2022 sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc. Còn ngược lại, năm 2021 HAGL lãi thì không có căn cứ để hủy niêm yết năm 2022.
30.000 cổ đông có thể khởi kiện
Một chuyên gia công ty chứng khoán VPS phân tích, HAGL đã công bố BCTC 2020 có kiểm toán và đưa ra nội dung hồi tố từ tháng 3/2021. Nếu HAG bị huỷ niêm yết vào tháng 4/2021 là đúng. Đây là những cổ đông đầu tư sau thời điểm ngày phát hành BCTC đã kiểm toán 2020 (vào tháng 4/2021), và họ không nhận được cảnh báo nào từ các cơ quan quản lý nhưng không hiểu vì sao việc lỗ này giờ lại bị “đào bới lại”.
Hiện nay, các cổ đông của HAGL là người mới, họ là những người đã mua cổ phiếu HAG sau thời điểm tháng 3/2021 khi căn cứ vào BCTC quý HAG gần đây có lãi, cổ đông mới tin tưởng vào kết quả kinh doanh hiện tại và tương lai nên mới mua vào. Nếu HAG bị huỷ đột ngột sẽ gây thiệt hại rất lớn cho cổ đông hiện nay, đặc biệt những người sở hữu cổ phiếu HAG sau thời điểm tháng 3/2021.
Trang trại nuôi heo của HAGL được đầu tư bài bản, hiện đại.
Theo HAGL, giai đoạn 2017-2019, các cổ đông cũ không còn gắn bó với HAGL. Hiện, các cổ đông nắm giữ HAGL là những cổ đông mới, họ tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của HAGL ở hiện tại và triển vọng tương lai chứ không căn cứ vào thông tin tài chính trong quá khứ. Theo luật sư Giang, trong trường hợp này cổ đông không có lỗi, họ mua cổ phiếu HAG tại thời điểm mua sau HAGL công bố lãi, và khi mua thì cổ phiếu HAG đã không còn nằm trong diện bị hủy niêm yết bắt buộc.
Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Lê Anh Đạt, Đoàn luật sư TP. Hà Nội phân tích, Nghị định 155/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31-12-2020 hướng dẫn Luật chứng khoán, tại Điều 120 khoản 1, điểm e hoàn toàn không có quy định hồi tố lỗ. “Đặc biệt, BCTC hồi tố 2017, 2018, 2019 không có kiểm toán nên không có giá trị pháp lý để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét để huỷ niêm yết HAG hay không”, luật sư Đạt phân tích.
Được biết, HAGL hiện có trên 30 ngàn cổ đông. Theo số liệu từ các công ty chứng khoán, hầu hết đâylà những cổ đông mới, tham gia sở hữu HAG khi nhận thấy triển vọng phát triển của HAGL.
Từ các phân tích pháp lý trên cho thấy, nếu áp dụng Nghị định 155 để huỷ niêm yết, loại HAG khỏi sàn chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM sẽ đứng trước nguy cơ bị 30.000 cổ đông HAGL khởi kiện.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm