Hà Nội: Không để giáo viên ép học sinh chọn nguyện vọng học

Hà Nội: Không để giáo viên ép học sinh chọn nguyện vọng học
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ra chỉ thị tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng giáo viên ép buộc học sinh lựa chọn nguyện vọng học tiếp ở bậc học cao hơn.

Theo TTXVN, ngày 27/4, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cụ thể, theo VietNamNet, chỉ thị nêu rõ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị rà soát chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, đáp ứng đầy đủ chỗ học cho học sinh, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các trường, quy mô đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia để khắc phục những hạn chế, tồn tại của những năm học trước, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh; tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh/lớp; tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày....

Phấn đấu huy động ít nhất 50% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 100% trẻ em độ tuổi mẫu giáo đi học; ít nhất 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào học lớp 6; 100% học sinh tốt nghiệp THCS có nhu cầu được tiếp tục đi học tại các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo Tuổi Trẻ Online, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.  "Tăng cường công tác hướng nghiệp đến phụ huynh, học sinh để giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập và cơ hội học tập, làm việc, giúp học sinh tự đánh giá đúng khả năng học tập của mình, phụ huynh và học sinh xem xét hoàn cảnh thực tế của gia đình để tự lựa chọn hướng đi phù hợp; Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng giáo viên ép buộc học sinh lựa chọn nguyện vọng học tiếp ở bậc học cao hơn", chỉ thị nêu rõ.

Hà Nội: Không để giáo viên ép học sinh chọn nguyện vọng học
Ảnh minh họa. Ảnh: Giáo dục & thời đại.

Trước đó, theo thông tin trên Vnexpress, từ tối 19/4, trên mạng phản ánh nhiều trường THCS ở Hà Nội yêu cầu, vận động học sinh lớp 9 có học lực kém chuyển sang trường tư, trường nghề hoặc cam kết không thi vào lớp 10 công lập.

Liên quan đến thông tin trên, theo báo Giáo dục & thời đại, ngày 20/4, Sở GD&ĐT Hà Nội đã nhận được thông tin dư luận xã hội phản ảnh đồng thời ra văn bản yêu cầu Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã yêu cầu rà soát, kiểm tra xác minh và xử lý nghiêm (nếu có tình trạng trên); đồng thời quán triệt, chỉ đạo bằng văn bản tới tất cả các trường trung học cơ sở trên địa bàn chấm dứt ngay việc vận động, tuyên truyền học sinh không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo (nếu có).

Ngoài ra, trên fanpage của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ghi rõ: Nhận được thông tin về việc một số trường học tại Hà Nội yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không tốt phải chuyển trường hoặc cam kết không thi vào lớp 10, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo ngay các đơn vị chức năng xác minh làm rõ và sẽ yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm nếu có tình trạng trên. Nếu có thông tin và minh chứng về nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị gửi về cơ quan Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo theo địa chỉ email: trungtamtruyenthonggiaoduc@moet.edu.vn, hoặc liên hệ qua số : 0985.111179 và 0943.316147.

Trao đổi trên Vnexpress, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu mọi trường THCS chấm dứt việc vận động học sinh không đăng ký thi vào lớp 10 THPT.  "Việc học và đăng ký tuyển sinh là quyền, nhu cầu của học sinh và cha mẹ. Công tác phân luồng sau cấp THCS phải được định hướng cho học sinh rõ ràng, để các em đưa ra lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc", Sở cho biết.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

19-01-2025 07:14

Nhiều người có quan niệm uống nghệ mật ong giúp chữa bệnh dạ dày. Vậy liệu người bệnh trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong không và nên dùng như thế nào?

Nổi bật trang chủ
19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

Đọc thêm
Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Lúc này, HLV Kim Sang-sik đang gấp rút tìm giải pháp thay thế Xuân Son và Công Phượng khả năng đang là một trong những...

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

18 Tháng 01, 2025

Bộ Ngoại giao Brazil đã công bố Nigeria gia nhập BRICS với tư cách là quốc gia đối tác của hiệp hội.

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Báo chí Thái Lan dự đoán sẽ có thêm 9 cầu thủ được nhập tịch nhằm giúp HLV Kim Sang-sik nâng tầm đội tuyển Việt...

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

18 Tháng 01, 2025

Táo Xuân 2025 không chỉ dừng lại ở việc mang đến những mảng miếng hài hước, dí dỏm mà còn lồng ghép nhiều thông điệp...

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

0.75976 sec| 2268.328 kb