Điều trị ho tại nhà cho bé: Giúp mẹ nhận biết rõ từng tiếng ho!

Điều trị ho tại nhà cho bé: Giúp mẹ nhận biết rõ từng tiếng ho!
Muốn điều trị ho tại nhà cho bé, cần hiểu rõ bé đang bị ho như thế nào và nguyên nhân gây ho là gì. Tìm hiểu một số tiếng ho và các triệu chứng kèm theo để giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Điều trị ho tại nhà cho bé: Giúp mẹ nhận biết rõ từng tiếng ho!

Tìm hiểu cách điều trị ho tại nhà hiệu quả

MỤC LỤC:

Ho là gì?
Các loại ho khác nhau
Các biện pháp điều trị ho tại nhà

Ho là gì?

Muốn điều trị ho tại nhà, cần hiểu rõ ho là gì và tại sao trẻ lại bị ho.

Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em khi bị bệnh. Ho nghe có vẻ khủng khiếp nhưng thường không phải là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Trên thực tế, ho là một phản xạ tự nhiên và quan trọng giúp bảo vệ đường hô hấp ở cổ họng và ngực.

Các loại ho khác nhau

Hiểu các loại ho khác nhau có thể giúp bạn biết khi nào nên điều trị ho tại nhà và khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh.

Các loại ho phổ biến nhất là:

  • Ho khàn tiếng
  • Ho gà
  • Ho kèm theo thở khò khè
  • Ho nhiều vào ban đêm
  • Ho nhiều vào ban ngày
  • Ho kèm theo sốt
  • Ho kèm theo nôn mửa
  • Ho kéo dài (dai dẳng)

Điều trị ho tại nhà cho bé: Giúp mẹ nhận biết rõ từng tiếng ho!

Muốn điều trị ho tại nhà, cần hiểu rõ về tiếng ho

Ho khàn tiếng

Ho khàn tiếng hoặc khan tiếng thường là do sưng tấy ở đường hô hấp trên. Hầu hết các trường hợp ho khàn tiếng đều xuất phát từ bệnh viêm thanh quản, sưng thanh quản và khí quản. Đường hô hấp của trẻ nhỏ nên nếu bị sưng sẽ gây khó thở.

Ho do viêm thanh quản có thể bắt đầu đột ngột, thường vào giữa đêm. Hầu hết trẻ bị viêm thanh quản cũng sẽ có tiếng thở rít, tức là tiếng thở ồn ào khi trẻ hít vào (thở vào).

Ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho liên tiếp mà không thở được.

Khi cơn ho dừng lại, trẻ sẽ hít một hơi thật sâu phát ra âm thanh “khục khục”. Các triệu chứng khác kèm theo là sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.

Ho kèm theo thở khò khè

Nếu trẻ phát ra âm thanh khò khè khi thở ra, có thể là do đường hô hấp dưới trong phổi của trẻ bị sưng. Nguyên nhân thường là do bệnh hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản do nhiễm virus, hoặc có dị vật trong đường hô hấp dưới (đồ chơi, thức ăn…).

Ho nhiều vào ban đêm

Nhiều cơn ho trở nên nặng hơn vào ban đêm. Nguyên nhân thường là do cảm lạnh, chất nhầy từ mũi và xoang chảy xuống cổ họng và gây ho khi ngủ.

Hen suyễn cũng có thể gây ho vào ban đêm vì đường hô hấp thường nhạy cảm và khó chịu hơn vào ban đêm.

Ho nhiều vào ban ngày

Không khí lạnh hoặc hoạt động mạnh có thể khiến cơn ho của trẻ nặng hơn vào ban ngày. Nhà có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá… cũng khiến trẻ bị ho.

Ho kèm theo sốt

Trẻ bị ho, sốt nhẹ, sổ mũi có thể là triệu chứng của cảm lạnh. Nhưng ho kèm theo sốt từ 39°C trở lên có thể là do viêm phổi, đặc biệt nếu trẻ yếu và thở nhanh. Trong trường hợp này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Ho kèm theo nôn mửa

Trẻ em thường ho nhiều đến mức kích thích phản xạ bịt miệng, khiến trẻ nôn trớ. Ngoài ra, trẻ bị ho do cảm lạnh hoặc lên cơn hen suyễn cũng có nôn mửa nếu có nhiều chất nhầy chảy vào dạ dày và gây buồn nôn. Thông thường, điều này không đáng lo ngại trừ khi tình trạng nôn mửa không ngừng.

Ho kéo dài

Ho do cảm lạnh do virus có thể kéo dài hàng tuần, đặc biệt nếu trẻ bị cảm lạnh liên tiếp. Hen suyễn, dị ứng hoặc nhiễm trùng mãn tính ở xoang hoặc đường hô hấp cũng có thể gây ho kéo dài.

Các biện pháp điều trị ho tại nhà

Hầu hết các cơn ho là do virus gây ra và sẽ thường tự khỏi (khoảng 2 tuần).

Cân nhắc khi dùng thuốc

Bạn không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ có chống lại vi khuẩn.

Nếu trẻ bị hen suyễn, cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu cơn ho khiến trẻ không ngủ được, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc ho. Thuốc ho có thể giúp trẻ ngừng ho nhưng không điều trị được nguyên nhân gây ho, do đó, không nên lạm dụng thuốc.

Không sử dụng thuốc kết hợp nhiều triệu chứng vì trẻ có thể bị nhiều tác dụng phụ và có nhiều nguy cơ bị quá liều thuốc.

Nếu trẻ bị sốt, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng được khuyến cáo trên bao bì.

Điều trị ho tại nhà cho bé: Giúp mẹ nhận biết rõ từng tiếng ho!

Nếu trẻ bị ho kèm theo sốt, cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Xông hơi

Đối với những cơn ho có đờm hoặc kèm theo tiếng “khục khục” khi trẻ thở hoặc nói, thì cha mẹ nên cho trẻ xông hơi. Việc này sẽ làm loãng dịch nhầy, giúp trẻ ho ra dễ dàng hơn.

Cách thực hiện: mở vòi tắm nước nóng trong phòng tắm, đóng cửa lại, đưa trẻ vào ngồi trong phòng tắm khoảng 10-15 phút. Hơi nước ấm sẽ giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi và giảm ho nhanh chóng.

Cho trẻ uống đủ nước

Uống nhiều nước ấm giúp làm ẩm và ấm cổ họng, giảm những cơn ho do kích ứng. Lưu ý không cho trẻ uống soda hoặc nước cam vì những loại nước này có thể làm tổn thương cổ họng đang bị đau rát.

Dùng dung dịch xịt họng thảo dược

Dung dịch xịt họng thảo dược được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… Các loại thảo dược này khi kết hợp sẽ giúp hỗ trợ giảm ngứa họng, giảm ho, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

Nên lựa chọn sản phẩm có dạng vòi xịt dài để giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng, giúp giảm nhanh các triệu chứng.

Dung dịch xịt họng thảo dược cho bé có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc (ví dụ: Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid). Cha mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho trẻ.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid
 
Điều trị ho tại nhà cho bé: Giúp mẹ nhận biết rõ từng tiếng ho!Thành phần:
Kim ngân hoa 3,5g; Lá trầu không 3,9g; Hoa đu đủ đực 1,5g; Lá đào 3g; Tinh dầu cam; Nước cất tinh khiết vừa đủ 20 ml.

 Công dụng:
- Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết.
- Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản. 

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Trị mề đay bằng muối: Hiểu rõ tác dụng và nguy cơ

Trị mề đay bằng muối: Hiểu rõ tác dụng và nguy cơ

25-04-2025 19:23

Muối là một phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm triệu chứng mề đay, nhưng cần được sử dụng đúng cách. Nếu không, trị mề đay bằng muối có thể gây kích ứng và tổn thương da.

Nổi bật trang chủ
Sở GD&ĐT TPHCM hướng dẫn đăng ký tuyển sinh lớp 10 công lập
25 Tháng 04, 2025

Sở GD&ĐT TPHCM vừa chính thức có hướng dẫn về việc đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 thường THPT công lập năm học 2025-2026.

Đọc thêm
Bí quyết giúp mỹ nhân 62 tuổi trở thành 'người đẹp nhất thế giới năm 2025'

Bí quyết giúp mỹ nhân 62 tuổi trở thành 'người đẹp nhất thế giới năm 2025'

25 Tháng 04, 2025

Ở tuổi 62, Demi Moore người đẹp nhất thế giới năm 2025 sở hữu nền tảng sức khỏe tốt, nhan sắc rạng rỡ, vóc...

Hà Nội thu giữ hơn 1 tấn 'xiên bẩn' và đồ thả lẩu

Hà Nội thu giữ hơn 1 tấn 'xiên bẩn' và đồ thả lẩu

25 Tháng 04, 2025

Số lượng lớn thực phẩm "bẩn" như xúc xích, lạp xưởng, há cảo, viên thả lẩu “thập cẩm”, thanh cua... đã bị lực lượng chức...

Cụm từ đơn giản thể hiện chính sách năng lượng của ông Trump

Cụm từ đơn giản thể hiện chính sách năng lượng của ông Trump

25 Tháng 04, 2025

Theo các chuyên gia Mỹ, chính sách năng lượng mới của ông Trump về cơ bản thể hiện bằng một cụm từ: “Bão, Em yêu,...

Chiến thuật với môn Ngữ văn thi vào lớp 10

Chiến thuật với môn Ngữ văn thi vào lớp 10

25 Tháng 04, 2025

Ngữ văn không còn là môn “học thuộc”. Học sinh cần kỹ năng và năng lực đọc viết thực sự mới có thể tự...

Công an đột kích điểm nghi khai thác vàng trái phép ở Tuyên Quang

Công an đột kích điểm nghi khai thác vàng trái phép ở Tuyên Quang

25 Tháng 04, 2025

Tại hiện trường ở sông Gâm, công an phát hiện hệ thống sàng, lọc để tận thu vàng sa khoáng cùng nhiều túi đựng khoáng...

0.82425 sec| 2273.477 kb