I - Lý do gây đau khuỷu tay khi chơi cầu lông
Theo các bác sĩ, nếu cơn đau khuỷu tay khi chơi cầu lông kéo dài nhiều tháng thì nguyên nhân phổ biến nhất là do chứng viêm điểm bám gân khuỷu tay, hay còn gọi là chứng khuỷu tay quần vợt (Tennis Elbow). Ở phần cánh tay có chứa các nhóm cơ gân kết nối khuỷu tay với cổ tay và bàn tay (elbow). Khi gặp các căng thẳng quá mức do hoạt động co duỗi sẽ dễ làm rách điểm bám gân ở đoạn xương lồi củ khuỷu tay, gây ra viêm đau.
Triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm điểm bám gân khuỷu tay khi chơi cầu lông là cảm giác đau nhức xung quanh khuỷu tay, cơn đau có thể kéo dài dọc theo cánh tay, cơn đau xuất hiện ngay cả khi co duỗi tay hoặc cầm nắm vật gì đó. Đối với người chơi cầu lông, một số lý do phổ biến dễ gây ra hiện tượng viêm điểm bám gân khuỷu tay là:
- Đánh cầu quá mạnh: Mong muốn vụt được đường cầu nhanh và mạnh chính là lý do phổ biến gây đau khuỷu tay khi chơi cầu lông. Lực kéo co duỗi đột ngột và quá mức tác động thẳng lên cơ gân tay sẽ tạo ra sự căng thẳng lớn và dễ gây chấn thương, đặc biệt nếu kết hợp với việc đánh không đúng kỹ thuật hoặc không khởi động kỹ.
- Ve cầu sai kỹ thuật: Những cú ve cầu cần người chơi phải sử dụng cổ tay và cánh tay tạo một lực ngược trái tay. Nhiều người kỹ thuật chưa tốt sẽ ve cầu sai, họ sẽ sử dụng cẳng tay để lạo lực nên sẽ dễ gây chấn thương cho phần gân bám ở khuỷu tay.
- Ngã hoặc chấn thương: Người chơi cầu lông có thể ngã bất kỳ lúc nào do chưa giữ được thăng bằng ở những pha xử lý tình huống. Khi ngã, cơ thể thường có phản xạ giơ tay về phía trước để chống đỡ cho cơ thể tránh khỏi tổn thương. Sự va đập có thể gây rách, vỡ hoặc những vấn đề bất thường liên quan đến sụn khớp, dây chằng, cơ xung quanh khuỷu tay. Từ đó làm cho người chơi cầu lông bị đau khuỷu tay.
- Không khởi động kỹ trước khi chơi: Khởi động là bước đầu tiên quan trọng giúp cho vùng cơ bắp, khớp xương làm quen dần với các động tác, tư thế trong quá trình tham gia môn thể thao này. Không khởi động kỹ có thể gây ra nhiều chấn thương ở khuỷu tay, gây đau nhức và làm giảm hiệu quả khi chơi cầu lông.
- Dùng vợt không phù hợp: Nhiều người sử dụng những cây vợt nặng 3u, 2u hoặc căng lưới vợt không phù hợp với lực tay (11, 12 kg) hay quấn cán không vừa với bàn tay cũng có thể là lý do gây đau khuỷu tay. Bởi khi này cơ, gân sẽ phải hoạt động mạnh hơn để phù hợp với những sự sai lệch này.
- Chơi cầu lông quá nhiều: Nếu quá đam mê cầu lông và chơi liên tục nhiều giờ đồng hồ hàng ngày cũng sẽ khiến gân, cơ tay bị căng thẳng quá mức. Khi không đủ thời gian hồi phục sẽ dễ dẫn tới hiện tượng viêm gân và gây đau nhức khuỷu tay.
- Các bệnh lý xương khớp: Ngoài các yếu tố vật lý thì chứng đau khuỷu tay khi chơi cầu lông cũng có thể do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như: bệnh viêm khớp khuỷu tay, gout, vôi hóa khớp khuỷu, viêm bao hoạt dịch, viêm gân...
II - Đau khuỷu tay khi đánh cầu lông có nguy hiểm không?
Thông thường những cơn đau khuỷu tay khi đánh cầu lông sẽ chỉ kéo dài vài tuần rồi tự hết, đây được coi là các trường hợp nhẹ, có thể chỉ là do sự căng thẳng cơ gân tạm thời. Nhưng khi cơn đau kéo dài nhiều tháng, cơn đau ngày càng lan rộng và mức độ đau tăng thì sẽ được coi là tình trạng nguy hiểm cần được xử lý sớm. Thậm chí có những người bị viêm điểm bám gân khuỷu tay ở mức nặng, cơn đau âm ỉ tới nhiều năm do cơ gân lúc này không thể tự khỏi được.
Nếu không được điều trị đúng cách thì có thể làm ảnh hưởng đến việc cử động khuỷu tay hoặc thậm chí là không thể tiếp tục chơi cầu lông vĩnh viễn. Ngoài ra cơn đau như vậy chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bởi người bệnh sẽ luôn ở tình trạng đau nhức khi cử động, khó cầm nắm...
III - Bị đau khuỷu tay khi đánh cầu lông điều trị thế nào?
Tùy theo nguyên nhân, mức độ đau khuỷu tay khi đánh cầu lông mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo:
- Nghỉ ngơi: Biện pháp này giúp thư giãn vùng cơ, khớp khuỷu tay để cho các bộ phận liên quan có thời gian để phục hồi tổn thương. Đồng thời, giúp hạn chế tình trạng đau khuỷu tay, cải thiện hiện tượng sưng viêm sau quá trình chơi cầu lông.
- Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh có thể làm co mạch máu vùng khuỷu tay, được dùng trong trường hợp đau khớp khuỷu tay do ứ dịch viêm tại cơ quan này. Bạn có thể dùng đá bọc trong một chiếc khăn mềm để chườm lạnh ở vị trí đau trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày.
- Sử dụng băng khuỷu tay hoặc kẹp: Dụng cụ này có tác dụng giữ ấm vùng khớp khuỷu tay, cố định vị trí này để hạn chế cử động quá mức. Từ đó ngăn ngừa tình trạng đau khuỷu tay ngày càng diễn biến nặng nề thêm.
- Tập luyện & thực hiện vật lý trị liệu: Không nên ngừng vận động hoàn toàn ở tay bị đau, bởi lúc này phần điểm bám gân khuỷu tay đang yếu, việc tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ hỗ trợ các nhóm cơ gân này khỏe hơn, chịu được lực tác động tốt hơn.
- Sử dụng thuốc: Khi đã áp dụng toàn bộ các biện pháp nêu trên, nhưng tình trạng đau nhức khuỷu tay không đỡ thì bạn nên đi khám bác sĩ để được dùng thuốc giảm triệu chứng như: sưng, viêm, đau… Các thuốc có thể sử dụng khi người chơi cầu lông bị đau khuỷu tay bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ… hoặc sử dụng Đông y (nên ưu tiên Đông y thế hệ 2 sẽ cho hiệu quả vượt trội hơn đông y thông thường).
IV - Những lưu ý để phòng tránh bị đau khuỷu tay khi chơi cầu lông
Để giảm thiểu tình trạng tổn thương đau nhức khuỷu tay khi đánh cầu lông, người chơi bộ môn thể thao này cần chú ý tới những vấn đề như sau:
- Trước khi tập luyện hoặc thi đấu, bạn nên khởi động thật kỹ để các vùng cơ quanh khuỷu tay và cẳng tay được làm quen và thích ứng với sự cử động, tránh bị đau nhức.
- Sau khi kết thúc luyện tập, bạn nên thư giãn cơ vùng cánh tay, cẳng tay bằng các bài tập giãn cơ hoặc dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
- Chơi cầu lông đúng kỹ thuật, bạn nên tập di chuyển, cầm vợt cầu lông đúng tư thế và đánh đúng động tác để phòng ngừa đau khuỷu tay.
- Bạn nên lựa chọn cầu vợt có kích thước phù hợp với bàn tay, để tránh đánh cầu lông đỡ tốn lực và gắng sức. Từ đó hạn chế nguy cơ gây đau khuỷu tay.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng là cách giúp bạn hạn chế tình trạng đau khuỷu tay, hỗ trợ phục hồi tổn thương liên quan đến khớp khuỷu tay nhanh chóng và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Đau khuỷu tay khi đánh cầu lông là tình trạng diễn ra phổ biến ở những người đang chơi bộ môn này. Vì thế, hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách điều trị sẽ giúp bạn sớm khỏi. Nếu có vấn đề chưa được làm rõ, vui lòng gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm