I - Đau dạ dày là đau ở đâu?
Vị trí đau dạ dày xuất hiện chủ yếu tại vùng thượng vị, vùng quanh rốn và hạ sườn trái phải. Một số trường hợp thủng dạ dày hoặc sa dạ dày thì cơn đau lan ra toàn bụng với tần suất dữ dội. Dưới đây là 3 vị trí chuẩn xác để kết luận bạn đã bị mắc bệnh dạ dày:
1. Đau vùng thượng vị
Đau thượng vị là vị trí đau dạ dày điển hình mà nhiều người bệnh gặp phải. Đây là nơi chứa một phần của dạ dày cùng với tâm vị, môn vị, tá tràng, ruột thừa, tuyến tụy, tuyến mật, thùy gan trái...
Đau thượng vị dạ dày bắt đầu ở phần xương ức trên rốn kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cơn đau kéo theo một số biểu hiện khác như: ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn, đầy bụng, đi ngoài ra nước.
Bệnh nhân cảm nhận cơn đau rõ ràng khi đói bụng, ăn quá no, tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn, khó tiêu hoặc sử dụng đồ uống chứa cồn, cafein. Đau dạ dày âm ỉ, râm ran đến căng tức dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
2. Đau xung quanh rốn
Đau dạ dày đau ở đâu khó xác định nhất thì chính là khu vực bụng giữa quanh rốn. Đây là vị trí phân bố nhiều cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột non, thận, đại tràng... Chính vì thế, khi tình trạng đau vùng bụng giữa xuất hiện, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý liên quan.
Cơn đau bụng giữa thường tập trung ở khu vực xung quanh rốn và hạn chế đau lan sang 2 bên thành bụng. Ngoài những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt bất chợt, bệnh nhân còn có thể thấy ợ chua, buồn nôn, nóng ruột, đầy hơi, chướng bụng.
3. Đau hạ sườn trái hoặc phải
Vị trí đau dạ dày xảy ra ở khu vực hạ sườn trái rồi lan sang hạ sườn phải. Chính vì thế, việc xuất hiện những cơn đau dạ dày ở khu vực này cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, khi cơn đau bắt đầu từ vùng thượng vị, cơn đau chuyển rộng sang 2 bên hạ sườn trái - phải hoặc thậm chí là ra sau lưng.
Tuy nhiên, đối với vị trí đau bao tử này, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng tức thời bằng việc bổ sung thực phẩm để tránh dạ dày rỗng. Nếu bạn đang thắc mắc đau dạ dày bên nào của bụng hoặc băn khoăn không biết đau bụng bên trái có phải là đau dạ dày không thì đây chính là lời giải đáp dành cho bạn.
II - Cách xác định các vị trí đau dạ dày chính xác
Vùng ổ bụng là bộ phận trung tâm có 9 cơ quan trực thuộc gồm: hạ sườn phải - trái, thượng vị, mạn sườn phải - trái, rốn, hố chậu phải - trái, hạ vị. Đau dạ dày xuất hiện tại 3 khu vực chính trong ổ bụng được xác định chính xác theo cách sau:
- Định vị 3 vùng chính ở ổ bụng tạo nên cơn đau dạ dày là thượng vị, phần bụng giữa và hạ sườn trái hoặc phải.
- Lấy ngón trỏ và ngón cái ấn nhẹ nhàng vào từng khu vực xuất hiện của dạ dày. Người bệnh có thể ấn từ phía hạ sườn vào giữa bụng sau đó di chuyển đến khu vực thượng vị.
- Khi ấn vào các khu vực trên nếu thấy đau kèm cảm giác căng tức thì đó chính là khu vực đau dạ dày của người bệnh.
Bên cạnh dùng tay để cảm nhận, người bệnh hãy dựa trên biểu hiện đau của từng vùng để xác định chính xác. Các biểu hiện buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, căng tức vùng ngực là dữ liệu quan trọng nhằm hỗ trợ người bệnh biết khu vực đau rõ ràng nhất.
III - Nguyên nhân dẫn đến các vị trí đau dạ dày trên bụng
Khi xác định chính xác vị trí đau bao tử, bác sĩ dễ dàng đưa ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp. Căn cứ vào 3 vị trí đau bao tử đó chuyên gia chỉ ra lý do gây bệnh như sau:
1. Đau dạ dày tại khu vực thượng vị
Cơn đau dạ dày ở vị trí vùng thượng vị xảy ra do bạn gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc tình trạng viêm nhiễm tạm thời các cơ quan nội tạng.
Nếu bạn thấy đau khi đói bụng: dạ dày tăng tiết dịch vị kích thích hoạt động co bóp mà không có thức ăn để tiêu hóa, gây nên những cơn ở vùng thượng vị, đặc biệt vào buổi đêm. Nếu đau ở thượng vị khi ăn no là dấu hiệu cảnh báo có ổ viêm loét trong dạ dày hình thành.
Lúc này thức ăn trong quá trình tiêu hóa ma sát với vết loét gây đau đớn. Ngoài ra, đau thượng vị sau khi ăn có thể do cơ thể tiếp nhận thực phẩm kém chất lượng, có chứa thành phần gây dị ứng, ngộ độc. Trong khi đó dịch vị acid tiết ra quá ít, không đủ để tiêu hóa lượng thức ăn trong dạ dày gây ứ đọng, chướng bụng, khó tiêu.
2. Đau dạ dày ở vùng giữa bụng
Để nhận biết nguyên nhân cho những cơn đau xuất phát từ khu vực này, người bệnh cần đặc biệt theo dõi các triệu chứng kèm theo. Nếu đau quanh rốn kèm buồn nôn, ói mửa, ợ nóng, chướng bụng, khó tiêu liên tục thì do mắc bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng, chảy máu dạ dày...
Bên cạnh đó, nếu cơn đau có xu hướng lan xuống dưới thì cũng có thể là dấu hiệu cho các bệnh về ruột non, ruột già, đường tiết niệu, tử cung.
3. Cơn đau xuất hiện tại hạ sườn trái hoặc phải
Đau dạ dày tại hạ sườn trái chủ yếu là cơn đau nhói bất chợt xảy ra ở sườn trái và lan ra xung quanh. Vị trí đau dạ dày ở hạ sườn sẽ đi kèm chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ăn không ngon, sút cân, đi ngoài lẫn máu và chất nhầy. Khi đau tại vị trí người bệnh được chẩn đoán do hội chứng ruột kích thích, chứng viêm tụy, sỏi thận trái, nhiễm trùng thận trái.
Đau hạ sườn bên phải chủ yếu là nguyên nhân của bệnh viêm loét đại tràng, viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường ruột, thường kèm theo tình trạng tiêu chảy. Đây cũng là đặc trưng điển hình của bệnh liên quan đến gan như (viêm gan, xơ gan, ung thư gan...), viêm túi mật, sỏi mật, viêm thận, sỏi thận, tổn thương phổi.
IV - Cách khắc phục các vị trí đau dạ dày
Các cơn đau dạ dày có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy căn cứ vào khu vực cơn đau xuất hiện mà người bệnh có thể lựa chọn các cách dưới đây:
1. Thăm khám, chẩn đoán tại bệnh viện
Thông qua vị trí đau dạ dày cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng mà bệnh nhân gặp phải. Qua đó đưa ra phác đồ điều trị giúp tình trạng đau dạ dày cải thiện và hạn chế tối đa tái phát.
Những cách thức xác định bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột:
- Nội soi dạ dày: giúp xem xét tình trạng và phát hiện tổn thương của thực quản, dạ dày và tá tràng. Hiện nay, 3 hình thức nội soi dạ dày thông dụng là nội soi qua đường mũi, nội soi qua đường miệng và nội soi gây mê.
- Xét nghiệm máu và phân: mục đích để kiểm tra kháng thể kháng vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, xác định lý do gây đau không do tổn thương bề mặt.
2. Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học
Để đối phó với các vị trí đau dạ dày thì người bệnh nên tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh đau dạ dày có thể cải thiện nếu áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh thông qua việc:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không bỏ bữa, không ăn quá no.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm nguồn gốc "mập mờ", thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ 1,8 - 2 lít nước lọc mỗi ngày, hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn, đường, cafein.
- Tuyệt đối hút hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích khác.
- Chú ý vệ sinh tay và công cụ n uống trước khi ăn.
- Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, không để trạng thái bị căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Xây dựng thời gian nghỉ ngơi khoa học, tránh ngủ quá khuya gây tác động đến dạ dày.
3. Sử dụng thuốc điều trị
Khi xác định chính xác vị trí đau dạ dày, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng loại bệnh. Một số hướng điều trị bằng thuốc cụ thể như sau:
- Điều chỉnh liều lượng thuốc giảm đau, kháng viêm: Giảm liều dùng các nhóm thuốc corticoid để tránh tăng tiết acid dạ dày, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid.
- Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP: Dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn HP, thuốc ức chế bơm proton (esomeprazole, rabeprazole, omeprazole...), muối, Bismuth subsalicylate, một số thuốc hỗ trợ giảm đau, trung hòa acid dạ dày (canxi cacbonat, sodium bicarbonate).
Ngoài ra, theo Ngự Y Mật Phương (Tuyển tập những bài thuốc Đông y hiệu nghiệm nhất được các Ngự y trong Thái Y Viện nghiên cứu chỉ dành để chữa bệnh cho vua chúa cung đình thời xưa) khẳng định "bệnh dạ dày do yếu tố cơ địa chi phối".
Trong đó, cơ địa là tổng hợp những căn cốt chống lại các bệnh và yếu tố gây bên ngoài tạo ra mầm bệnh). Đối với người cơ địa dạ dày suy yếu thì không đủ khả năng bảo vệ dạ dày trước tác nhân bên ngoài rồi từ đó sinh ra bệnh.
Chính vì vậy, các sản phẩm chuyên biệt cho dạ dày như viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 là lựa chọn tốt. Sản phẩm giúp biến đổi cơ địa dạ dày, tăng tính tự bảo vệ dạ dày và khắc phục triệt để bệnh, hạn chế bệnh tái phát lâu dài.
Mỗi vị trí đau dạ dày tương ứng với từng loại bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường tại các vị trí ở ổ bụng, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Người bệnh cần ghé thăm các bệnh viên uy tín để chẩn đoán, điều trị nhằm tránh hậu quả đáng tiếc.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm