Dạ dày còn gọi là bao tử, là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người. Dạ dày là 1 túi đựng thức ăn được nối với tá tràng, một dạ dày bình thường sẽ chứa được khoảng 1-1,5 lít dung lượng đồ ăn uống.
1. Đau dạ dày là bệnh gì?
Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là bệnh đường Tiêu hóa khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành mắc bệnh nhiều hơn trẻ em.
Do vậy, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh triệt để, về lâu dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, viêm dạ dày mạn tính…
Nguyên nhân gây bệnh được nhà khoa học xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau như thói quen sinh hoạt hàng ngày: ăn uống không điều độ, thay đổi đồng hồ sinh học đột ngột, thức khuya…ngoài ra còn lạm dụng chất kích thích rượu bia, café…Vì vậy để tránh đau dạ dày bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh tạo áp lực cho bản thân.
Được biết có tới 80% người bị đau dạ dày nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn HP (loại vi khuẩn trú ngụ trong các thực phẩm bẩn). Nếu chẳng may chúng ta ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn HP thì vi khuẩn sẽ tấn công dạ dày, gây tình trạng viêm loét.
2. Đau dạ dày đau bên nào?
Khi bạn bị đau dạ dày thường sẽ biểu hiện ở 3 vị trí sau:
- Đau vùng thượng vị: Là vùng ở giữa bụng nằm trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau vùng này thường có nhiều cấp độ như đau tức, rát bỏng, quặn thắt, dữ dội hoặc âm ỉ khó chịu…
- Đau vùng bụng xung quanh rốn: Cơn đau vùng này thường là quặn thắt hoặc âm ỉ, có xu hướng lan tỏa sang vùng bụng bên phải, kèm theo triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn.
- Đau vùng bụng dưới bên trái: Đau vùng này thường xuất hiện mỗi khi đói bụng, ăn thì giảm đau nhưng sẽ dễ bị đầy hơi, khó tiêu, tức bụng hoặc nóng rát.
3. Cơn đau dạ dày kéo dài bao lâu?
Mức độ của cơn đau dạ dày thường tỷ lệ thuận với tổn thương ở dạ dày, nếu tình trạng viêm loét sâu rộng thì cơn đau thường dữ dội và dai dẳng hơn. Trong thực tế có những tổn thương viêm nhỏ nhưng rất khó chịu hoặc các trường hợp ổ loét to hoặc ung thư dạ dày lại không có triệu chứng trầm trọng.
Cơn đau dạ dày có thể âm ỉ kéo dài cả ngày lẫn đêm hoặc cơn đau quặn thắt trong vài giờ khiến người bệnh không thể làm việc, không thể ăn uống.
Thêm vào đó, cơn đau dạ dày thường có tính chất chu kỳ, nhất là khi bụng rỗng, ăn quá no hoặc khi người bệnh tiêu thụ thực phẩm chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu…
4.Nguyên nhân bị đau dạ dày
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đau dạ dày theo Tây y, cụ thể bao gồm:
- Do vi khuẩn Hp: Loại vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong dạ dày chủ yếu thông qua đường ăn uống. Khi chúng phát triển mạnh sẽ khiến cho dạ dày gặp tổn thương và bị suy giảm chức năng.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Các chuyên gia tiêu hóa nhận định, việc ăn uống không điều độ chính là nguyên nhân mật thiết dẫn đến bệnh đau dạ dày.
- Dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm nhiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dạ dày bị tổn thương.
- Áp lực, stress kéo dài: Công việc áp lực với tần suất cao khiến người bệnh bị stress kéo dài cũng là lý do dẫn đến triệu chứng đau dạ dày.
Tuy nhiên, những tác nhân bên trên không hẳn là nguyên nhân thực sự gây ra bệnh viêm dạ dày. Bởi vì trên thực tế có những người không bị HP, không lạm dụng bia rượu, thuốc lá nhưng vẫn bị viêm dạ dày nhưng cũng có những người có HP lại bình an vô sự.
Đó là bởi cơ địa của mỗi người là yếu tố quyết định khả năng người đó có bị mắc phải bệnh không. Những người có cơ địa kháng kém với bệnh dạ dày sẽ không thể bảo vệ được dạ dày trước các yếu tố tấn công trên, cuối cùng dẫn tới bệnh viêm dạ dày.
5. Triệu chứng đau dạ dày dễ nhận biết
Khi bị bệnh đau dạ dày, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng cơ bản sau đây:
- Đau bụng: Đau âm ỉ hay dữ dội ở khu vực thượng vị chính là triệu chứng đầu tiên của những cơn đau dạ dày. Đi kèm với đó là các biểu hiện như cồn cào hay nóng rát ngay tại vùng này.
- Triệu chứng ợ chua: Khi bao tử bị rối loạn vì vậy thức ăn khó tiêu lên men và gây ra một số triệu chứng nhận biết dễ dàng như ợ hơi, ợ chua. Nếu bạn đang bị tình trạng ợ hơi, ợ chua liên tục thì cần đi kiểm tra và chẩn đoán bệnh ngay.
- Buồn nôn: Khi bị đau dạ dày nhẹ hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn ói. Nếu thường xuyên có dấu hiệu này thì cần chú ý đi khám và kiểm tra dạ dày tránh việc thức ăn trào ngược từ dạ dày ra ngoài dẫn đến việc rách thực quản tổn thương niêm mạc gây ra các bệnh dạ dày nguy hiểm.
6. Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau dạ dày kéo dài sẽ khiến suy giảm sức khỏe của người bệnh và có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như chảy máu dạ dày, và thậm chí còn có thể xuất hiện thủng, rò ổ loét gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Các biến chứng nguy hiểm nhất bao gồm:
- Xuất huyết tiêu hoá
- Thủng hoặc rò rỉ ổ loét
- Hẹp môn
- Ung thư dạ dày
7. Cách điều trị đau dạ dày
7.1. Điều trị bằng thuốc tân dược
Điều trị đau dạ dày chủ yếu là dùng thuốc, kết hợp với rèn luyện thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh nên đi khám vớibác sĩ Tiêu hóa - Dạ dàygiỏiđể được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Một số loại thuốc điều trị đau dạ dày thường được áp dụng như:
- Thuốc điều trị axit dạ dày.
- Thuốc kháng axit.
- Ức chế histamin H2.
- Các loại thuốc ức chế bơm proton
- Các loại thuốc để điều trị vi khuẩn HP
7.2 Điều trị bằng các mẹo giảm đau tạm thời
Một số mẹo giảm đau dạ dày tạm thời bạn có thể tham khảo:
- Ăn bánh mỳ
- Uống nước muối loãng
- Làm ấm bụng
- Tập hít thở sâu
8. Phòng ngừa đau dạ dày
Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả mà người bệnh nên nắm rõ:
8.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như duy trì những thói quen ăn uống lành mạnh là liều thuốc hiệu quả nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
- Cần ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc, đảm bảo ăn chín, uống sôi.
- Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
- Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia...
- Hạn chế ăn các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt, đồng thời tránh ăn nhiều đồ chua hay các loại trái cây có vị chua.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tuy nhiên tránh uống nhiều ngay trước và sau khi ăn.
- Hạn chế ăn vặt hay ăn các loại đồ chế biến sẵn ở ngoài hàng quán.
- Không nên ăn khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 - 3 tiếng đồng hồ.
- Tránh đi nằm ngay hay vận động mạnh khi vừa mới ăn xong.
- Chú ý duy trì chế độ ăn nhạt, không nên nêm nếm quá nhiều muối hay gia vị khi chế biến thức ăn.
8.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây
Để giảm thiểu tác dụng phụ mà thuốc Tây gây ra cho dạ dày, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.
- Tránh uống thuốc khi bụng đói hay ngay trước giờ đi ngủ.
- Nên uống thuốc với 1 ly nước lọc đầy để làm giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày.
- Khi gặp các vấn đề bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.
8.3. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thường xuyên thức khuya hay làm việc quá sức.
- Ngủ đúng giờ và chú ý đảm bảo giấc ngủ kéo dài khoảng 7 - 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
- Tập luyện khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày và đường ruột.
- Hít thở sâu và dành thời gian nghỉ ngơi mỗi khi bị lâm vào các tình huống căng thẳng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm