Cuộc đua chống lại trí tuệ nhân tạo phục vụ lừa đảo

Cuộc đua chống lại trí tuệ nhân tạo phục vụ lừa đảo
Các công ty công nghệ trên toàn cầu đang nỗ lực chống lại làn sóng deepfake – những hình ảnh và giọng nói giả mạo cực kỳ chân thực được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, đang ngày càng phổ biến và tinh vi.

Debby Bodkin câu chuyện về người mẹ 93 tuổi của mình đã nhận một cuộc gọi với giọng nói giống hệt con gái bà: “Là con đây, mẹ… Con vừa gặp tai nạn.” Khi được hỏi đang , giọng nói nhân tạo trả lời tên một bệnh viện. Rất may, cháu gái của bà cụ là người nghe máy, cô quyết định cúp máy và gọi cho Bodkin tại nơi làm việc. Bà vẫn an toàn. “Không phải lần đầu tiên kẻ lừa đảo gọi cho bà,” Bodkin nói. “Gần như ngày nào cũng có.”

Các vụ lừa đảo kiểu này ngày càng trở nên phổ biến, trong đó kẻ gian sử dụng giọng nói giả để dựng nên tình huống khẩn cấp, từ tai nạn đến viện phí, nhằm khiến nạn nhân chuyển tiền. Trên mạng , deepfake còn được dùng để giả mạo hình ảnh của người nổi tiếng hoặc chính trị gia, phục vụ mục đích lan truyền thông tin sai lệch.

Cuộc đua chống lại trí tuệ nhân tạo phục vụ lừa đảo

Các công ty công nghệ trên toàn cầu đang nỗ lực chống lại làn sóng deepfake – những hình ảnh và giọng nói giả mạo cực kỳ chân thực được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, đang ngày càng phổ biến và tinh vi. Ảnh: CNN.

Tình hình trở nên đáng lo ngại hơn khi đầu năm nay, cảnh sát Hồng Kông tiết lộ một nhân viên của một công ty đa quốc gia đã chuyển 200 triệu đô la Hồng Kông (tương đương khoảng 26 triệu USD) cho nhóm lừa đảo sau khi tham dự một cuộc họp qua video có sự hiện diện của các “đồng nghiệp” – thực chất là các hình đại diện do AI tạo ra.

Một nghiên cứu gần đây do công ty nhận dạng iBoom thực hiện cho thấy, chỉ 0,1% người dân Mỹ và Anh có thể nhận diện chính xác một hình ảnh hoặc video là deepfake. Giám đốc điều hành của công ty Pindrop Security, ông Vijay Balasubramaniyan, cho biết chỉ một thập kỷ trước, việc tạo ra giọng nói nhân tạo yêu cầu ít nhất 20 giờ ghi âm. Ngày nay, AI chỉ cần 5 giây mẫu giọng để tạo ra bản sao giọng nói gần như hoàn hảo.

Cuộc đua công nghệ chống lại deepfake

Trước thực trạng trên, các công ty công nghệ đã đẩy mạnh phát triển các công cụ phát hiện deepfake. Intel đã giới thiệu công nghệ “FakeCatcher”, có khả năng phân tích các thay đổi màu sắc của mạch máu trên khuôn mặt nhằm phân biệt hình ảnh thật và giả. Trong khi đó, Pindrop sử dụng phương pháp phân tích âm thanh từng giây để đối chiếu với các đặc điểm tự nhiên của giọng người thật.

Ông Nicos Vekiarides, giám đốc nền tảng xác thực Attestiv, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật công nghệ: “Trước đây, chúng ta còn thấy hình ảnh người có 6 ngón tay, nhưng giờ thì deepfake đã được cải tiến đến mức mắt thường khó nhận ra.”

Ông Balasubramaniyan dự đoán rằng phần mềm phát hiện nội dung do AI tạo ra sẽ sớm trở thành công cụ tiêu chuẩn trong mọi doanh nghiệp. Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng xóa nhòa ranh giới giữa con người và máy móc, các công ty có khả năng tái thiết lập ranh giới đó sẽ giành lợi thế trên thị trường trị giá hàng tỷ USD trong tương lai.

Vekiarides cảnh báo rằng deepfake đang trở thành một “mối đe dọa mạng toàn cầu.” Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị mất uy tín hoặc bị tấn công bởi những chiến dịch deepfake ngày càng tinh vi. Việc chuyển sang hình thức làm việc từ xa trong thời đại hậu đại dịch cũng khiến các công ty dễ bị kẻ xấu giả mạo thâm nhập thông qua các nền tảng trực tuyến.

Bên ngoài lĩnh vực doanh nghiệp, người cũng bắt đầu tìm kiếm những giải pháp để bảo vệ cuộc sống cá nhân khỏi các trò lừa đảo deepfake. Hồi tháng 1, hãng Trung Quốc Honor đã giới thiệu mẫu điện thoại “Magic7” tích hợp tính năng phát hiện deepfake nhờ AI. Cùng thời điểm, công ty khởi nghiệp Surf Security tại Anh cũng ra mắt trình duyệt web có thể đánh dấu những nội dung âm thanh hoặc video nhân tạo, nhắm đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Giáo sư Siwei Lyu, chuyên ngành khoa học tại Đại học New York tại Buffalo, tin rằng deepfake rồi cũng sẽ giống như spam – một cơn ác mộng Internet mà người dùng sẽ dần kiểm soát được. “Thuật toán phát hiện sẽ giống như bộ lọc thư rác trong phần mềm email của chúng ta,” ông nói. “Dù hiện tại chưa đạt tới mức đó, nhưng ngày đó rồi sẽ đến.”

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Hơn 23 nghìn học sinh lớp 12 ở Thái Bình đăng ký dự thi THPT
29 Tháng 04, 2025

23.743 học sinh lớp 12 và 751 thí sinh tự do tại Thái Bình đã hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến.

Đọc thêm
Hà Nội: Không để hành khách bị dồn ứ hay thiếu xe dịp lễ 30-4

Hà Nội: Không để hành khách bị dồn ứ hay thiếu xe dịp lễ 30-4

29 Tháng 04, 2025

Dự kiến, 3 bến xe lớn của Hà Nội sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân trong cao điểm nghỉ lễ...

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy tự hào tham gia diễu binh, diễu hành

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy tự hào tham gia diễu binh, diễu hành

29 Tháng 04, 2025

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy, Nam vương Tuấn Ngọc cùng dàn nghệ sĩ đã có mặt từ 3h sáng để chuẩn bị cho lễ...

Mỹ bất ngờ nhượng bộ Ukraine về viện trợ đã cung cấp

Mỹ bất ngờ nhượng bộ Ukraine về viện trợ đã cung cấp

29 Tháng 04, 2025

Ukraine và Mỹ nhất trí rằng viện trợ của Mỹ trước đây sẽ không được tính đến trong thỏa thuận về tài nguyên lòng đất...

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón 122 nghìn khách/ngày trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón 122 nghìn khách/ngày trong dịp lễ 30/4 - 1/5

28 Tháng 04, 2025

Riêng hai ngày cao điểm nhất 2/5 và 4/5, dự kiến mỗi ngày sân bay đón 126.000 khách.

Truyền thông Đức báo tin xấu cho ông Zelensky

Truyền thông Đức báo tin xấu cho ông Zelensky

28 Tháng 04, 2025

Tổng thống Ukraine Zelensky đã tự mắc kẹt trong tiến trình đàm phán với Ukraine, chuyên gia địa chính trị Nicholas Butylin viết trong một...

0.79856 sec| 2259.813 kb