Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóng

Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóng
Nhiều người thắc mắc “cảm mạo phong hàn là gì, có phải là cảm lạnh hay không và điều trị ra sao?”. Tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh cảm mạo phong hàn để điều trị ngay từ sớm.

Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóng
Cảm mạo phong hàn là gì?
MỤC LỤC
Cảm mạo phong hàn là gì?
Nguyên nhân gây cảm mạo phong hàn
Triệu chứng cảm mạo phong hàn điển hình
Phương pháp điều trị cảm mạo phong hàn

Cảm mạo phong hàn là gì?

Cảm mạo phong hàn là một trong những chứng bệnh thường gặp của Y học cổ truyền, khi cơ thể cảm nhiễm phải phong hàn tà của thời tiết.
Lục khí là sáu thứ khí có thể gây ra bệnh khi xâm nhập vào cơ thể, bao gồm phong, hàn, thấp, nhiệt, tâm, tà. Trong đó, phong chỉ gió, chủ khí về mùa xuân, hàn có nghĩa là lạnh, chủ khí về mùa đông.  
Cảm mạo phong hàn có thể xảy ra quanh năm, nhưng gặp nhiều nhất là vào mùa đông và xuân, thời điểm phòng hàn hoạt động mạnh, dễ dàng xâm phạm vào kinh lạc, bì phu gây bệnh.
Bệnh cũng có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi thất thường, thường là thời điểm giao mùa, nóng lạnh đan xen khiến cơ thể không kịp thích nghi, chính khí suy yếu làm cho ngoại tà dễ dàng xâm nhập.
Nếu gặp thêm phải điều kiện thời tiết ẩm ướt, cảm mạo có thể tiến triển thành phong hàn thấp.
Phong hàn xâm phạm qua da, vào tới phế sẽ khiến cho phế mất công năng tuyên giáng, lại thêm vệ khí bị trở ngại mà gây ra các triệu chứng: ho, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, mạch phù khẩn. 
 
Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóng
Cảm mạo phong hàn là một trong những chứng bệnh thường gặp

Nguyên nhân gây cảm mạo phong hàn

Có hai nguyên nhân chính có thể gây bệnh cảm mạo phong hàn: do sự xâm nhập của ngoại tà hoặc do các nguyên nhân bên trong cơ thể. 
 
Ngoại tà xâm nhập
 
Ngoại tà bao gồm phong tà và hàn tà nhập ở mũi miệng, bì phu, truyền từ biểu vào lý, đôi khi có thể kèm theo cả thử thấp hoặc táo nhiệt. 
Khi tà phạm vào đến khí phận, sẽ khiến cho khí huyết trở nên rối loạn, ứ trệ, chính khí suy giảm, chức năng tạng phủ cũng theo đó mà bị ảnh hưởng, dẫn tới mệt mỏi, chán ăn và nhiều triệu chứng khác.
Những yếu tố có thể tạo điều kiện cho phong hàn dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể đó là:
● Nhiễm lạnh do ngâm mình trong nước quá lâu, đi mưa hoặc phơi sương.
● Không giữ ấm cơ thể cẩn thận vào mùa lạnh 
● Người mới ốm, chưa khỏi hẳn đã đi ra ngoài trời
● Để điều hòa nhiệt độ thấp trong khi ngủ
● Phụ nữ vừa sinh xong đã động vào nước lạnh quá sớm
● Người đang có nhiều mồ hôi hoặc vừa vận động mạnh đã tắm luôn nước lạnh  
 
Nguyên nhân bên trong
 
Một số tình trạng của cơ thể có thể làm cho khí huyết kém, thiếu chính khí, tạng phủ suy giảm do không được nuôi dưỡng. Chúng bao gồm: 
● Tâm lý người bệnh không ổn định, căng thẳng, stress và thiếu ngủ trong thời gian dài
● Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: ăn uống thất thường, kém lành mạnh, dinh dưỡng không đầy đủ khiến cơ thể luôn trong trạng thái suy nhược, mệt mỏi. Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
● Do bệnh lý: Tăng huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, bao tử hoạt động kém, ăn không ngon miệng, ngủ không đủ giấc… cũng là những yếu tố nguy cơ tăng tình trạng suy nhược cơ thể và nguy cơ mắc bệnh phong hàn.

Triệu chứng cảm mạo phong hàn điển hình

Người bị cảm mạo do phong hàn thường xuất hiện các triệu chứng điển hình sau: 
● Đau nhức đầu, sốt nhẹ 
● Cảm giác mệt mỏi, đau nhức toàn thân 
● Ho kéo dài, có thể có đờm hoặc ho khan
● Ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở
● Nước mũi có màu trắng, vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn mủ hoặc máu
● Phù thũng ở thắt lưng cùng các chi dưới
● Thường xuyên có cảm giác khó tiêu, đau quặn bụng.
● Đau nhức, tê bì chân tay, co cứng các khớp  
● Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón, khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, đắng miệng, ăn không ngon,..

Phương pháp điều trị cảm mạo phong hàn

Cảm mạo phong hàn có thể được điều trị theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là các biện pháp chăm sóc và cải thiện triệu chứng tại nhà. Một số phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là:
 
Xoa bóp bấm huyệt
 
Các triệu chứng cảm mạo có thể được cải thiện bằng việc xoa bóp bấm huyệt vào một số vị trí cụ thể như:
Huyệt Thái xung: Nằm ở mu bàn chân, đo lên 1,5 thốn từ vị trí khe giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ. 
Huyệt Nội quan: thuộc kinh Tâm bào, vị trí ở mặt trước cẳng tay, đo lên 2 tấc từ lằn chỉ cổ tay.
Huyệt Lạc chẩm: cách khe liên khớp bàn ngón của ngón trỏ và ngón giữa khoảng 1,5 tấc về phía mu bàn tay.
Huyệt Tam lý: nằm ở vị trí mặt ngoài của cẳng chân, dưới bờ xương bánh chè 3 tấc và xương mào chày 1 tấc.
Huyệt Thận du: thuộc kinh Bàng quang, nằm ở vùng thắt lưng, đo ra khoảng 1 tấc rưỡi từ mỏm gai đốt sống thắt lưng.
Huyệt Lao cung: nằm trong lòng bàn tay tại điểm giao nhau giữa đường khe giữa ngón giữa và ngón áp út.
Nếu có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau quanh rốn có thể xoa bóp thêm vị trí các huyệt Thiên khu, Chương môn.  
Để kích thích các huyệt này, dùng tay bấm vào vị trí huyệt đạo từ 30 - 60 giây với lực ấn vừa phải, người bệnh cảm thấy đau nhẹ là được.
 
Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóng
Xoa bóp bấm huyệt chữa cảm mạo phong hàn
 
Xông hơi bằng nước lá
 
Xông hơi bằng một số loại nước lá có thoát mồ hôi, đẩy ngoại tà ra bên ngoài và giải cảm rất hiệu quả. Có thể lựa chọn một trong các loại sau đây: Lá bạc hà, tía tô, kinh giới, sả, chanh, bưởi, lá tre, cúc tần…
Đem lá xông đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi.Xông hơi khi nước còn nóng, đến khi không còn hơi nóng bốc lên thì làm sạch lại cơ thể và thay quần áo. Khi xông cần lưu ý trùm kín người, tránh gió lùa khiến phòng hàn chạy ngược vào bên trong.
 
Ăn cháo giải cảm
 
Cháo nóng là một phương pháp tăng thân nhiệt, làm toát mồ hôi và giải cảm rất tốt. Người bị cảm mạo thường mệt mỏi, uể oải, cảm giác đắng mồm, đắng miệng, không muốn ăn uống. Một mềm, lỏng và dễ tiêu như cháo sẽ hạn chế dạ dày bị kích thích, tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Để nấu cháo cho người bị cảm mạo phong hàn, có thể lựa chọn cháo hành hoặc cháo thịt bằm, gừng. Ăn khi cháo còn ấm nóng, không nên ăn quá nóng hay quá nguội.
 
Đánh cảm
 
Đánh cảm là một trong những mẹo giải cảm tại nhà rất quen thuộc. Có thể sử dụng lá trầu không, dầu gió, rượu gừng - tóc rối, cám gạo rang nóng để đánh cảm cho người bị cảm mạo phong hàn. Các bước thực hiện như sau: 
● Chà 20 - 30 lần vùng trán vuốt sang hai thái dương xuống má.
● Chà xuôi 20 - 30 lần từ hai bên gáy xuống dọc hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và giữa sống lưng.
● Chà xuôi từ vai xuống phía ngoài cẳng tay mu bàn tay khoảng 20 - 30 lần.
● Chà xuôi 20 - 30 lần từ phía sau đùi, phía ngoài đùi xuống cẳng chân, bàn chân.
 
Điều trị bằng Thuốc Giải Cảm có thành phần thảo dược
 
Các bài thuốc trị cảm phong hàn đều dựa trên nguyên tắc chung là phát tán phong hàn, khai thông kinh lạc, điều hòa khí huyết từ đó tăng cường chính khí bên trong cơ thể. 
Nhờ vậy, không những giúp khỏi bệnh mà còn tăng cường, phục hồi lại cơ thể một cách hiệu quả, nhanh chóng. Chính khí đầy đủ, ngoại tà không thể xâm phạm, vì thế mà ngăn ngừa tái phát cảm.
Đông y có bài thuốc giải cảm hiệu quả với thành phần gồm hỗn hợp các dược liệu như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung… 
Sự kết hợp của các dược liệu này có tác dụng phát tán phong hàn, dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Hiện nay, bài thuốc giải cảm đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Giải Cảm dạng viên nén tiện sử dụng. 
Giải Cảm dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT

Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóngĐiều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ. 
Thành phần: 
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg 
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg 
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg 
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg 
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg 
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg 
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg 
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg 
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg 
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg 
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên. 
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung thuốc: 13e/2023/XNQC/YDCT
Giải cảm Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóng

Cảm mạo phong hàn là gì? Các biện pháp chữa cảm nhanh chóng

12-10-2024 11:51

Nhiều người thắc mắc “cảm mạo phong hàn là gì, có phải là cảm lạnh hay không và điều trị ra sao?”. Tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh cảm mạo phong hàn để điều trị ngay từ sớm.

Nổi bật trang chủ
Hai Nghệ sĩ Nhân dân từng đảm nhận chức Thứ trưởng, nghỉ hưu vẫn làm
12 Tháng 10, 2024

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Tiến Thọ và Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên từng đảm nhận chức Thứ trưởng Bộ VHTTDL. Sau khi về nghỉ hưu, cả hai còn đảm nhận những chức vụ quan trọng của Hội Nghệ sĩ Sân khấu và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật.

Đọc thêm
Bị chỉ trích dữ dội, Negav rút lui khỏi concert thứ hai của

Bị chỉ trích dữ dội, Negav rút lui khỏi concert thứ hai của "Anh trai say hi"

12 Tháng 10, 2024

Rapper Negav một trong những gương mặt được yêu thích tại "Anh trai say hi" cho biết sẽ không tham gia trình diễn tại...

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cục trưởng Cục Nhà giáo nói gì?

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cục trưởng Cục Nhà giáo nói gì?

11 Tháng 10, 2024

"Ban soạn thảo đã đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo nhằm tạo điều kiện để nhà giáo có...

HLV Nguyễn Hồng Phẩm:

HLV Nguyễn Hồng Phẩm: "Chúng tôi quyết giữ Huỳnh Như"

11 Tháng 10, 2024

Huỳnh Như sẽ hết hạn hợp đồng với CLB nữ TP.HCM sau vòng bảng AFC Women's Champions League 2024/2025. HLV Nguyễn Hồng Phẩm cho biết,...

Cuộc sống hiện tại của nghệ sĩ Thương Tín sau biến cố bệnh tật

Cuộc sống hiện tại của nghệ sĩ Thương Tín sau biến cố bệnh tật

11 Tháng 10, 2024

Nghệ sĩ Thương Tín chật vật mưu sinh trong tình trạng sức khoẻ giảm sút, ông nhiều lần xuất hiện với hình ảnh gầy gò...

10 mỹ nhân chụp ảnh cưới cùng Hoa hậu Khánh Vân là ai?

10 mỹ nhân chụp ảnh cưới cùng Hoa hậu Khánh Vân là ai?

11 Tháng 10, 2024

Khánh Vân đăng tải bức ảnh cưới đầu tiên chụp cùng 10 người đẹp, tuy nhiên chưa hé lộ danh tính khiến công chúng tò...

0.70581 sec| 2291.68 kb