Đau bụng ở trẻ có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đau bụng ở trẻ có nguy hiểm?
Đau bụng là vấn đề thường gặp ở trẻ em, chiếm khoảng 10 - 15% nguyên nhân trẻ đến khám tại bệnh viện.
Điều gây khó khăn khi chẩn đoán đau bụng ở trẻ đó là trẻ thường không tự xác định được vị trí đau và diễn biến của cơn đau, hơn nữa mỗi trẻ lại có một mức độ chịu đau khác nhau.
Do vậy nếu thấy tình trạng đau bụng ở trẻ tái phát nhiều lần, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám để tránh các vấn đề bất thường có thể xảy ra mà không biết.
Trẻ quá nhỏ thường chỉ biết khóc quấy khi bị đau bụng
Dấu hiệu nhận biết trẻ em đau bụng buồn nôn
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ mà biểu hiện sẽ khác nhau.
Nếu chưa biết nói, trẻ thường quấy khóc liên tục, vẻ mặt nhăn nhó, đau đớn.
Trẻ lớn hơn có thể sẽ biết mô tả tình trạng đau bụng của mình. Đôi khi trẻ có thể chỉ ra được vị trí và tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.
Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị đau bụng:
- Trẻ kêu đau ở vùng giữa bụng hoặc quanh rốn
- Trẻ bị nôn: Nếu tình trạng nôn diễn ra nhiều hơn 24 giờ hoặc nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám.
- Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Trẻ cần được đưa đến cơ quan y tế nếu tiêu chảy nhiều lần, có biểu hiện mất nước.
Tại bệnh viện, để xác định chính xác nguyên nhân, đôi lúc các bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp X-quang bụng…
Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Trẻ có thể sẽ được dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay nhanh chóng phẫu thuật.
Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ hiệu quả
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ như nhiễm vi khuẩn, virus, ngộ độc thực phẩm, dùng thuốc quá liều, bệnh lý của những cơ quan trong ổ bụng hoặc những vấn đề cần phải nhanh chóng phẫu thuật như viêm ruột thừa, tắc ruột…
Một số nguyên nhân bệnh lý thường gặp bao gồm:
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng là nguyên nhân gây đau bụng phổ biến nhất. Đây là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa.
Lồng ruột
Trẻ em đau bụng dưới rốn có thể do lồng ruột. Tình trạng này thường hay gặp ở bé bụ bẫm, bé trai nhiều hơn bé gái, từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là bé từ 6-9 tháng tuổi.
Triệu chứng chính của lồng ruột là: đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. Khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng tay.
Thoát vị nghẽn
Đau bụng ở bé có thể do thoát vị bị nghẽn. Trong trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử.
Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.
Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường khiến trẻ bị sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá (trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn shigella).
Giun chui ống mật
Đau bụng ở bé cũng có thể là do giun chui ống mật (GCOM). Cơn đau khiến bé lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông. GCOM có thể gây nên áp xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.
Đau bụng giun ở bé
Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần, đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.
Đau bụng ở trẻ có thể do giun gây ra
Điều trị đau bụng ở trẻ như thế nào?
Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho bé nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Một số biện pháp hỗ trợ bố mẹ có thể thực hiện là:
Nước và chế độ ăn
Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ nôn và tiêu chảy thì dung dịch Oresol là tốt nhất. Không cho bé uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, nhất là sau khi trẻ đi tiêu chảy.
Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.
Dùng thuốc hạ sốt
Có thể cho trẻ dùng những thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol nếu trẻ bị sốt.
Nếu trẻ không sốt, nên hạn chế sử dụng những thuốc với mục đích giảm đau vì có thể làm che giấu đi những dấu hiệu quan trọng để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
Tẩy giun cho trẻ
Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ để giảm nguy cơ đau bụng do giun.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh khi trẻ đau bụng do rối loạn tiêu hóa, giúp giảm tình trạng căng chướng, đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…
Lưu ý lựa chọn và sử dụng men vi sinh cho trẻ
Men vi sinh được tạo thành từ các vi khuẩn có lợi nhằm giúp tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, hỗ trợ khôi phục chức năng bình thường của hệ tiêu hóa. Sử dụng men vi sinh thường xuyên giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, từ đó tránh các tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đau bụng ở trẻ.
Lưu ý để chọn men vi sinh tốt, nên chú ý sản phẩm đảm bảo theo các yêu cầu của WHO mới có hiệu quả thực sự.
Men vi sinh BIO VIGOR®- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột - Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,... Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm