Tình hình sốt xuất huyết tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo Bộ Y tế dự báo đỉnh dịch sẽ rơi vào quý 3 năm 2022. Số trẻ thăm khám, nhập viện do sốt xuất huyết đã tăng nhanh, nhiều trẻ gặp các biến chứng nặng và tử vong do không được điều trị kịp thời.
Với số ca tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em đang ngày càng tăng, trở thành mối lo lớn của nhiều bậc cha mẹ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý đến con trẻ, khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.
Còn theo khuyến cáo của các bác sĩ, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm chưa có vaccine phòng bệnh nhưng có thể phòng ngừa bằng một số hành động đơn giản hằng ngày. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêu diệt muỗi, lăng quăng và phòng tránh muỗi đốt.
I. Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì ?
Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguồn lây từ muỗi vằn. Vì vậy, những nơi xuất hiện loài muỗi này đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh. Cụ thể, muỗi vằn mang virus từ một người mắc bệnh và chích sang người khác. Thế nên, sự lây lan của virus sốt xuất huyết có thể diễn ra trên diện rộng từ nơi này qua nơi khác.
Sốt xuất huyết Dengue còn được gọi là “virus đen”, một căn bệnh kinh khủng và hiện vẫn còn là gánh nặng với các nước nhiệt đới. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, một người có thể trải qua 4 lần bị bệnh với 4 tuýp khác nhau.
II. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết ở trẻ cũng giống như các bệnh do virus thông thường, tuy nhiên biểu hiện có thể đặc biệt hơn một chút. Đầu tiên trẻ có thể đau đầu, đau mỏi người, tiếp đến là sốt và do có xung huyết, phát ban, chảy máu cam và đi ngoài có phân đen. Theo các giai đoạn bệnh như sau:
Giai đoạn sốt (ngày 1-3): Ở giai đoạn đầu, thường khó phân biệt với các bệnh sốt do virus thông thường. Bé có biểu hiện sốt cao ngột ngộ từ 39-40 độ và liên tục kèm đau nhức đầu, toàn thân, mỏi cơ, buồn nôn, chán ăn. Uống thuốc hạ sốt khó giảm.
Giai đoạn nguy hiểm (ngày 3-6, nhiều nhất là ngày 4-5): Sau giai đoạn đầu trẻ tiến vào giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Lúc này bé có thể có các triệu chứng nặng như bứt rứt, khó chịu và quấy khóc.
Đối với trẻ lớn hơn, có thể bé thường than đau đầu, không muốn ăn và buồn nôn. Khi bố mẹ quan sát ở trên da có biểu hiện sung huyết, 2 mắt đau nhức và có thể chảy máu chân răng hoặc máu cam, thậm chí xuất huyết nội tạng (đái ra máu,…).
Giai đoạn phục hồi (sau ngày 6-7): Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hết sốt và sức khỏe tốt dần lên, trẻ dần có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định, trẻ đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên khôi phục về tình trạng bình thường.
Qua được 7 ngày đầu tiên, bệnh nhân sẽ ổn. Tuy vậy, ở những trẻ nặng, từ giai đoạn này có thể xuất hiện một số biến chứng diễn tiến rất khó lường.
III. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Bệnh sốt xuất huyết do nhiễm virus dengue sau khi bị muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Người là ổ chứa virus chính. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh, chúng hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh.
Sau khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi vào cơ thể người, virus tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
Muỗi sau khi chích người bệnh hoặc người nhiễm siêu vi (chưa có dấu hiệu bệnh) sẽ mang mầm bệnh lây qua những người khỏe mạnh nó nó chích sau đó. Vì vậy ở trẻ em nếu sống trong môi trường có ổ muỗi và có người bệnh thì nguy cơ trẻ mắc bệnh cũng cao hơn nếu không có các biện pháp phòng ngừa.
Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Trẻ nhỏ có thể nhiễm 1 trong 4 chủng và tạo ra miễn dịch trọn đời với chủng đó, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể mắc 4 lần sốt xuất huyết trong đời.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm