Tìm hiểu các loại thuốc điều trị viêm xoang mãn tính hiệu quả
Viêm xoang mãn tính là gì?
Xoang có cấu trúc bao gồm xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm và xoang trán. Viêm xoang mãn tính (hay mạn tính) là tình trạng viêm xoang kéo dài trên 12 tuần, xảy ra do các lỗ thông xoang bị bịt kín, chứa nhiều dịch mủ, các lớp niêm mạc lót ngoài các xoang bị viêm nhiễm.
Thông thường viêm xoang xảy ra sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Khi chụp X-Quang có thể thấy hình ảnh các xoang chứa đầy dịch mủ.
Niêm mạc mũi xoang bị viêm tiết ra nhiều dịch gây ra các triệu chứng cực kỳ khó chịu như nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, đau nhức vùng xoang, hàm, hốc mắt, có thể gây giảm thị lực, ù tai, choáng váng, sốt, ho, hơi thở có mùi hôi, ngủ không ngon giấc.
Viêm xoang được xếp vào nhóm bệnh ác tính vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm não và áp xe hậu nhãn…
Viêm xoang mãn tính có thể xảy ra ở nhiều vị trí xoang
Các nhóm thuốc điều trị viêm xoang mãn tính
1. Thuốc kháng sinh
Nhiễm khuẩn hoặc có bội nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến khiến cho dịch mũi xoang đặc, màu vàng xanh và có mùi hôi.
Viêm xoang do vi khuẩn cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm xoang bao gồm:
- Amoxicillin hoặc amoxicillin dạng phối hợp acid clavulanic
- Cefuroxime
- Doxycycline
- Trimethoprim phối hợp Sulfamethoxazole
- Metronidazole trong trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn kỵ khí
Tùy vào mức độ nặng của viêm xoang mà bác sĩ có thể kê đơn phối hợp các loại kháng sinh để đảm bảo hiệu quả. Thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài khoảng 2-3 tuần.
Khi đã được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, người bệnh cần dùng đúng liều lượng và thời gian. Sử dụng sai loại thuốc, sai liều thuốc, sử dụng không đầy đủ sẽ làm bệnh không thể khỏi hẳn, dễ diễn biến nặng hơn, tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận, táo bón, dị ứng, nổi mẩn ngứa…
Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang mãn tính
1. Thuốc xịt mũi giảm nghẹt mũi
Thuốc xịt mũi có tác dụng co mạch, ức chế tiết dịch qua đó giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi nhanh chóng.
Tuy nhiên, các loại thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng kéo dài quá 7 ngày, vì nếu lạm dụng dễ gây nhờn thuốc, giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây hiện tượng “bật lại”, tức là lúc đầu làm hết, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại và nặng hơn khi không dùng thuốc. Nếu sử dụng kéo dài có thể làm viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó điều trị.
2. Các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid
Trường hợp bi đau đầu, đau nhức khó chịu ở mũi, sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol.
Lưu ý, các loại thuốc giảm đau chống viêm này cũng nên sử dụng thận trọng, không nên lạm dụng. Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen có thể ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng, trong khi paracetamol có thể ảnh hưởng đến chức năng gan nếu dùng kéo dài hoặc quá liều.
3. Các thuốc chống viêm nhóm corticoid
Một số hoạt chất chống viêm nhóm corticoid thường được sử dụng trong trường hợp có triệu chứng viêm nặng. Nhưng loại thuốc này chỉ dùng trong thời gian ngắn, không nên lạm dụng vì gây nhiều tác dụng phụ như giữ nước, suy giảm miễn dịch.
Thuốc chống viêm corticoid sử dụng kéo dài gây suy giảm hệ miễn dịch
4. Các thuốc chống dị ứng
Các thuốc chống dị ứng cũng nằm trong danh sách các thuốc chữa viêm xoang mãn tính do dị ứng.
Thuốc dị ứng dạng uống hoặc xịt sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi…
Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng cũng có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, chảy máu cam, nóng rát mũi, nổi phát ban, chóng mặt, buồn nôn…
5. Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là thiết bị y tế, không phải là thuốc, nhưng khi nhắc đến các loại thuốc điều trị viêm xoang mãn tính, không thể thiếu nước muối sinh lý. Bởi dùng nước muối sinh lý sẽ giúp đào thải dịch nhầy trong mũi xoang, giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, hỗ trợ điều trị viêm xoang tốt hơn.
Có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, xịt mũi hoặc rửa mũi đều được.
6. Sử dụng Thuốc Xoang Đông y
Bệnh viêm xoang mãn tính là bệnh kéo dài, dễ tái phát. Hầu hết các thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng nhưng hiệu quả không kéo dài, lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nên phù hợp với các đợt viêm cấp. Sau đó, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc Đông y để điều trị. Tuy không có hiệu quả nhanh chóng nhưng lại bền vững, kéo dài, phù hợp với các bệnh mãn tính.
Đông y có bài thuốc thông mũi, tiêu viêm hiệu quả thực sự. Bài thuốc với các loại thảo dược tốt cho mũi xoang như thương nhĩ tử, hoàng kỳ, phòng phong, tân di hoa, bạch truật, bạc hà, kim ngân hoa, bạch chỉ… giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm xoang, đồng thời còn tác động dần dần vào cơ địa, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng. Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Trên đây là danh sách một số nhóm thuốc điều trị viêm xoang mãn tính và thuốc hỗ trợ điều trị, giảm các chứng nghẹt mũi, viêm xoang cấp và mãn tính, người bệnh có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc Thuốc Xoang Nhất NhấtTiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng: - Nghẹt mũi - Viêm mũi dị ứng - Viêm xoang cấp và mạn tính Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (giờ hành chính) Thuốc Xoang Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm chức năng ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm