Nguyên nhân bốc hỏa đổ mồ hôi đêm
Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, xảy ra như điều tất yếu trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Độ tuổi mãn kinh thường nằm trong khoảng 45 - 55 tuổi, trung bình các triệu chứng mãn kinh kéo dài 4,5 năm nhưng có những trường hợp cũng kéo dài đến 10 - 15 năm. Giai đoạn này cơ thể người phụ nữ xuất hiện đi kèm với những cơn bốc hỏa và bốc hỏa đổ mồ hôi đêm.
Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm là tình trạng người cảm giác nóng phừng phừng, đột ngột, đổ mồ hôi nhiều, hay chứng tăng tiết mồ hôi liên quan đến những cơn bốc hỏa xảy ra vào ban đêm. Phụ nữ bị chứng này thường bị đánh thức khỏi giấc ngủ, nhiều khi đổ mồ hôi ướt cả quần áo ngay cả lúc thời tiết đang mát mẻ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể phản ứng với những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Thay đổi đột ngột hay suy giảm các hormone nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone làm rối loạn hoạt động của các cơ quan, tác động lên các hormone điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khiến cơ thể tăng nhiệt độ, trở lên nóng bừng và đổ mồ hôi.
Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm do mất cân bằng nội tiết tố còn có thể đi kèm cùng một số triệu chứng khác bao gồm:
- Mặt đỏ nóng bừng.
- Tâm trạng biến đổi thất thường, hay bồn chồn lo âu.
- Mất ngủ, suy giảm trí nhớ, khó tập trung.
- Sạm da, xuất hiện nhiều nám, tàn nhang, da bị xuống sắc rõ rệt.
- Âm đạo khô rát, giảm ham muốn.
Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm ở nam giới cũng có những triệu chứng tương tự với nữ giới. Bốc hỏa mãn dục nam nguyên nhân là do suy giảm lượng testosterone trong cơ thể.
Mức độ bốc hỏa đổ mồ hôi đêm là khác nhau với mỗi người. Có người chỉ thỉnh thoảng mới bị nhưng với một số người bốc hỏa mạnh đổ mồ hôi và mất ngủ thường xuyên dẫn tới ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm sinh lý.
Cần phân biệt đổ mồ hôi đêm cũng là triệu chứng, biểu hiện của một số bệnh lý khác như:
- Rối loạn hormone cường giáp, u tủy thượng thận.
- Hội chứng Hyperhidrosis (tăng tiết mồ hôi).
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
- Hạ đường huyết.
- Chứng lo âu, stress, căng thẳng kéo dài.
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm tủy xương, brucellosis, lao, HIV/AIDS…
- Ung thư hạch, bệnh bạch cầu.
- Suy tim sung huyết.
- Thừa cân, béo phì.
- Một số bệnh lý về thần kinh như chứng khó đọc, đột quỵ…
- Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc.
Các phương pháp điều trị bốc hỏa đổ mồ hôi đêm
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống
Lời khuyên từ các chuyên gia cho biết việc tuân theo một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm trước khi phải sử dụng đến thuốc.
Tránh xa các yếu tố kích hoạt bốc hỏa đổ mồ hôi đêm
Bạn nên tránh xa các yếu tố kích hoạt là tác nhân đẩy mạnh bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm:
- Hút thuốc lá, hút khói thuốc lá thụ động
- Uống bia, rượu, caffeine…
- Đồ ăn cay, nóng.
- Chăn hoặc ga trải giường quá bí, chất liệu gây nóng và khó thoát mồ hôi
- Nằm trong căn phòng quá kín và ấm áp
- Không cân bằng được tâm trạng, luôn bị căng thẳng quá mức.
Thiết lập những thói quen sinh hoạt hữu ích, lành mạnh khoa học
- Thiết lập thói quen làm dịu cơ thể trước khi đi ngủ để giảm căng thẳng như thư giãn bằng cách thiền hay tập yoga sẽ làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, vốn bị tăng hoạt hóa bởi sự tăng giảm bất thường của nội tiết tố. Cách này vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa hạn chế cơn bốc hỏa.
- Tắm nước mát hoặc nhâm nhi một cốc nước mát.
- Mặc quần áo mỏng và thoáng mát.
- Thư giãn và giảm căng thẳng với các bài tập yoga hoặc thiền tác dụng giảm cường độ hoạt động của hệ thần kinh giao cảm (sự giảm hoặc tăng nội tiết tố bất thường sẽ tăng hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm). Đậy cũng là cách vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe thể chất, vừa hạn chế được cơn bốc hỏa.
- Sử dụng quạt đầu giường hoặc điều chỉnh điều hòa làm mát trước khi đi ngủ
- Duy trì một cân nặng khỏe mạnh: Nhiều báo cáo cho thấy tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn ở người béo phì. Vì vậy, bạn cần phải giữ cân nặng hợp lý, ổn định bằng cách ăn uống điều độ và tập thể dục thể thao.
2. Sử dụng thảo dược
Thực tế liệu pháp này đã hiệu quả ở một số phụ nữ và nhận thấy nó thực sự hữu ích. Tuy nhiên thì có rất ít nghiên cứu cho thấy hiệu quả của thảo dược đối với việc cải thiện cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Bên cạnh đó, một số loại thảo dược có thể tương tác với thuốc Tây y khác vì thế trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng thử các loại thảo dược có thể tham khảo chọn các loại thảo dược hoặc thảo dược có chứa chất sau:
- Mầm đậu nành: Một số nghiên cứu đã chứng minh đậu nành có công dụng giảm tần suất xuất hiện các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Sử dụng trong chế độ ăn mỗi ngày, một hoặc hai khẩu phần đậu nành.
- Phytoestrogen: Nhiều nghiên cứu cho thấy hợp chất thực vật có đặc tính tương tự estrogen này có tác dụng làm giảm tần suất bốc hỏa mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Acid fukinolic: là hoạt chất có trong cây Black cohosh cũng có đặc tính tương tự estrogen làm giảm tần suất bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.
- Hoa anh thảo hoặc tinh dầu hoa anh thảo: Dùng vào buổi tối có tác dụng điều trị cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đêm (tuy nhiên nó có thể có tác dụng phụ như gây buồn nôn, tiêu chảy và không nên dùng cho những người đang sử dụng một số loại thuốc tương tác với loại thảo dược này, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu)
- Hạt lanh hoặc dầu hạt lanh với đặc điểm giàu omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng làm dịu nhanh và giảm cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh.
3. Tây y điều trị bốc hỏa đổ mồ hôi đêm
Đối với tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm xảy ra dữ dội và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Một số liệu pháp mà bác sĩ có thể áp dụng:
3.1. Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Tùy thuộc vào cơ địa từng người, mức độ bốc hỏa và yếu tố nguy cơ liên quan mà bác sĩ sẽ kê liều hormone phù hợp để đạt hiệu quả tối đa mà hạn chế tối thiểu tác dụng phụ. Liệu pháp này không được khuyến nghị ở phụ nữ mắc các loại ung thư nhạy cảm với hormone như ung thư vú vì sẽ làm khối u phát triển và không khuyến nghị với phụ nữ đã có cục máu đông.
3.2. Một số loại thuốc khác
Khi điều trị hoặc giảm các triệu chứng khó chịu của bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, bác sĩ có thể đề xuất bạn một số loại thuốc dưới đây:
- Gabapentin(Neurontin) là thuốc chống động kinh sử dụng để điều trị bệnh động kinh, đau dây thần kinh và chứng đau nửa đầu nhưng thuốc này cũng có tác dụng giảm các cơn bốc hỏa.
- Clonidine (Kapvay) là một loại thuốc chống tăng huyết áp có thể làm giảm các cơn bốc hỏa.
- Paroxetine (Paxil) và Venlafaxine (Efexor XR) là thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa.
- Thuốc ngủ không giúp giảm bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm nhưng sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc và không bị đánh thức bởi các triệu chứng khó chịu.
4. Sử dụng Đông y điều trị bốc hỏa đổ mồ hôi đêm
Có nhiều bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, bạn có thể tham khảo 2 bài thuốc dưới đây áp dụng cho những người bị chứng bốc hỏa hành hạ với tần suất thường xuyên, đổ mồ hôi đêm nhiều, gián đoạn giấc ngủ hay bị mất ngủ, thấy bức bách ở lồng ngực…
4.1. Bài thuốc số 1
Nguyên liệu gồm có:
- Trinh nữ, Bạch biển đậu (sao vàng), Rau má, Ích mẫu, Lá vông: mỗi loại 16g
- Phòng sâm, Hoàng cầm, Bạch thược, Chi tử, Cam thảo, Đương quy: mỗi loại 12g
- Bạch linh, Bán hạ chế, Trần bì, Nhân trần: mỗi loại 10g
Đem nguyên liệu đun sắc với nước.
Sử dụng 1 thang mỗi ngày chia làm 3 để sắc và uống vào sáng, chiều và tối.
4.2. Bài thuốc số 2
Nguyên liệu gồm có:
- Cam thảo đất, Táo nhân (sao đen): mỗi loại 16g
- Thục địa, Hoàng kỳ, Ích mẫu, Đương quy: mỗi loại 12g
- Hoàng bá, Bán hạ, Bạch linh, Hậu phác, Hoàng liên: mỗi loại 10g,.
Cách làm:
Đem nguyên liệu đun sắc với nước.
Sử dụng 1 thang mỗi ngày chia làm 3 để sắc và uống vào sáng, chiều và tối.
4.3. Sử dụng viên uống nội tiết tố nữ - Ngự y mật phương
Các bài thuốc Đông y trị bốc hỏa đổ mồ hôi đêm trên thực tế có khả năng chữa trị hiệu quả và hạn chế được các tác dụng phụ nếu các loại thảo dược được kết hợp đúng cách cùng lúc.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm