Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới ở trẻ em

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới ở trẻ em
Theo Bộ Y tế, trẻ em mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế thay đổi hướng dẫn về trường hợp bệnh nghi ngờ và xác định.

Ngày 22/2, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em. Hướng dẫn này thay thế hướng dẫn được ban hành ngày 8/11/2021.

Điểm đáng chú ý trong hướng dẫn lần này là Bộ Y tế bổ sung việc điều trị bằng thuốc kháng virus Remdesivir (hướng dẫn trước không có). Theo đó, thuốc Remdesivir được chỉ định điều trị cho người bệnh nội trú thể nhẹ có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ, hoặc người bệnh suy hô hấp phải thở oxy/thở CPAP/thở oxy dòng cao HFNC/thở máy không xâm nhập. Trước đó, trẻ mức độ nhẹ không dùng Remdesivir).

14 yếu tố nguy cơ được Bộ Y tế xác định là:

- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.

- Béo phì, thừa cân.

- Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá.

- Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản.

- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).

- Bệnh thận mạn tính.

- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

- Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp)

- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)

- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

- Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải

- Bệnh gan

- Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

- Các bệnh hệ thống.

Hướng dẫn mới điều trị trẻ mắc Covid-19
Bộ Y tế cho phép sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir cho trẻ em mắc Covid-19

Theo Bộ Y tế, trẻ em mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu: “Hội chứng viêm đa hệ thống MIC-S ở trẻ em mắc Covid-19 hiếm gặp, gặp ở giai đoạn muộn sau nhiễm SARS-CoV-2 từ 2-6 tuần, đây là biến chứng nặng có thể gây tử vong và có xu hướng gia tăng”.

Hiện nay do đã hiểu rõ hơn về vi rút SARS-CoV-2 từ cách lây truyền, cơ chế gây bệnh…, các nhà khoa học đã đưa ra được những biện pháp điều trị như thuốc diệt virus, ngăn chặn cơn bão cytokin, điều trị biến chứng huyết khối…, tuy nhiên việc điều trị bệnh vẫn hết sức khó khăn, cần tiếp tục nghiên cứu.

Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh, đó là tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vắc xin cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.

Những thay đổi đáng chú ý trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 ở trẻ em

Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế thay đổi hướng dẫn về trường hợp bệnh nghi ngờ và xác định. Trong đó, trường hợp bệnh xác định gồm 4 trường hợp:

1. Là trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).

2. Là trẻ tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.

3. Là trẻ có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính.

4. Là trẻ có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với SARS-CoV-2. Trong trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

5. Về đặc điểm triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi mắc Covid-19, so với hướng dẫn trước, Bộ Y tế không thay đổi.

6. Trong khi đó, Bộ Y tế bổ sung thêm mức độ trẻ nhiễm không có triệu chứng (không có biểu hiện lâm sàng), cùng với mức độ nhẹ - trung bình – nặng – nguy kịch. Như vậy, có 5 mức độ trong phân độ lâm sàng.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.79579 sec| 2268.266 kb