Báo Dân trí thông tin, vấn đề "nóng" về học phí, cơ chế tài chính của giáo dục đại học được đưa ra bàn luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM chiều 26/8.
Trong đó, các trường quan tâm tới phương án Bộ GD&ĐT xây dựng báo cáo Chính phủ về học phí năm học 2023-2024.
Phụ huynh đóng học phí cho con ở Đại học Công thương TP HCM, ngày 25/8. Ảnh: vnexpress.net
Ông Ngô Văn Thịnh - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết Bộ đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định về học phí trong năm học sắp tới, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đó, chủ trương sẽ lùi thêm 1 năm việc thực hiện khung học phí như Nghị định 81. Nếu Chính phủ đồng ý phương án này, năm học tới, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục công lập vẫn được hưởng chính sách học phí như các năm học trước.
Ông Thịnh chia sẻ thêm, trong quá trình làm việc với Chính phủ, Bộ cũng đã thuyết minh, thuyết phục, bảo vệ quyền lợi giúp các trường đỡ khó khăn hơn nhưng quyết định cuối cùng thuộc về Chính phủ.
Báo Vnexpress thông tin, trần học phí (mức tối đa được thu) với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học tới là 1,2-2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35-2,76 triệu đồng. Mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.
Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2-2,5 lần mức trên, tức 2,4-6,15 triệu đồng một tháng. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài, các đại học được tự xác định học phí nhưng phải công khai.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều cơ quan, địa phương và các trường đại học cho rằng học phí cần được tăng để đảm bảo nguồn lực, nâng cao chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện ngân sách bị cắt giảm.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm