Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
MỤC LỤC
Mất ngủ thường xuyên là tình trạng gì?
Triệu chứng mất ngủ mãn tính
Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
Mất ngủ thường xuyên gây hậu quả gì?
Làm thế nào để kiểm soát tình trạng mất ngủ mãn tính
Cải thiện mất ngủ, ngủ không ngon bằng thuốc hoạt huyết Đông y
Mất ngủ thường xuyên là tình trạng gì?
Mất ngủ là thuật ngữ được dùng để mô tả một dạng rối loạn giấc ngủ gặp phải phổ biến nhất, ảnh hưởng tới khoảng 30% dân số ở mọi độ tuổi khác nhau.
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi so với nam giới và tỷ lệ bị mất ngủ có xu hướng tăng lên theo tuổi tác.
Cứ bốn người thì có ít nhất một người từng bị mất ngủ vào một thời điểm bất kỳ nào đó và cứ mười người thì có một người đối diện với tình trạng này thường xuyên, thậm chí mỗi ngày.
Tình trạng mất ngủ xảy ra trên ba lần trong một tuần và kéo dài từ 3 tuần trở lên được coi là tình trạng mất ngủ thường xuyên hay mất ngủ mãn tính.
Nó có thể là một rối loạn giấc ngủ nguyên phát hoặc thứ phát liên quan tới một bệnh lý khác.
Triệu chứng mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính là một rối loạn giấc ngủ, được mô tả bởi các tình trạng:
• Khó khăn khi đi vào giấc ngủ
• Thức dậy quá sớm
• Thức dậy vào ban đêm
• Không thể duy trì giấc ngủ hoặc ngủ lại
• Cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi thức dậy
• Không thể ngủ trưa trong ngày, ngay cả khi mệt mỏi
Triệu chứng mất ngủ mãn tính
Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
Mất ngủ thường xuyên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng được chia thành 3 nhóm chính đó là: do thói quen sinh hoạt và lối sống; bệnh tật hoặc tình trạng sức khỏe và
tác dụng phụ của một số nhóm thuốc.
Thói quen sinh hoạt và lối sống
Căng thẳng, stress và biến động trong cuộc sống
Thiếu hoạt động thể chất
Ngủ trưa quá nhiều
Đi ngủ quá muộn hoặc giờ giấc sinh hoạt thất thường
Tính chất công việc: làm việc theo ca, thời gian làm việc quá sớm hay quá muộn
Sử dụng rượu bia, các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, cafein
Một số bệnh lý
Mất ngủ có thể là triệu chứng của một bệnh lý hay một vấn đề sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải. Các bệnh lý dẫn tới mất ngủ kéo dài là:
• Rối loạn sức khỏe tâm thần: trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực,....
• Bệnh lý: các bệnh lý tim mạch, dị ứng, viêm khớp, tiểu đường, hen suyễn, trào ngược dạ dày, chứng đau mãn tính, thay đổi nội tiết tố,...
• Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: ví dụ như hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du và chứng hoảng sợ trong giấc ngủ.
Do tác dụng phụ của việc dùng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây mất ngủ mãn tính cho người sử dụng như:
• Các thuốc chống trầm cảm
• Thuốc nhuận tràng
• Thuốc lợi tiểu
Mất ngủ thường xuyên gây hậu quả gì?
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Đôi khi mất ngủ không gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian kéo dài, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của toàn bộ cơ thể:
• Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
• Thay đổi tính tình, dễ xúc động, cáu gắt, mất bình tĩnh
• Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm
• Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mãn tính như tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng,...
• Rối loạn chuyển hóa và tăng cân
• Tác động xấu đến da như nổi mụn, sạm da, lão hóa,..
• Dễ mắc lỗi và nguy cơ gây tai nạn cao
Làm thế nào để kiểm soát tình trạng mất ngủ mãn tính
Điều trị chứng mất ngủ mãn tính được cá nhân hóa, tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng cụ thể.
Các phương pháp chính được sử dụng hiện nay bao gồm: thay đổi lối sống, liệu pháp hành vi nhận thức, điều trị các bệnh lý nguyên nhân và dùng thuốc điều trị hỗ trợ giấc ngủ.
Tuy nhiên, các thuốc ngủ đều gây ức chế thần kinh, sử dụng thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc hoặc phụ thuộc thuốc.
Do đó việc sử dụng chỉ nên diễn ra trong một thời gian ngắn, không tự ý sử dụng, tăng liều hay sử dụng kéo dài mà không có chỉ định của bác sĩ, kể cả thuốc ngủ không kê đơn.
Ngoài ra, một số biện pháp có thể giúp cải thiện chất lượng ngủ và giúp bạn dễ ngủ hơn như:
• Tránh sử dụng rượu, nicotine và các chất kích thích quá mức.
• Không dùng cafe sau một giờ nhất định trong ngày
• Một số loại trà có thể giúp dễ ngủ như trà tâm sen, trà lạc tiên, trà hoa cúc,..
• Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe
• Giảm căng thẳng bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động thư giãn phù hợp như: đi bộ, bơi lội, yoga, thiền, chánh niệm,....
• Giảm thời gian ngủ trưa để dễ ngủ hơn vào buổi tối
• Không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
• Uống nước trước khi đi ngủ 30p - 1 tiếng để tránh đi tiểu đêm gián đoạn giấc ngủ
• Đảm bảo không gian ngủ đủ tối và yên tĩnh, lựa chọn gối và đệm thoải mái nhất
• Ngủ đúng giờ; đặt ra thời gian cụ thể để đi ngủ và thức dậy
Một số loại trà có công dụng hỗ trợ an thần, dễ ngủ
Cải thiện mất ngủ, ngủ không ngon bằng thuốc hoạt huyết Đông y
Chứng mất ngủ hay còn gọi là thất miên, bất mị. Trong Đông y, giấc ngủ lấy nguyên gốc ở âm huyết.
Tổn thương tâm, can hay tỳ đều làm cho âm huyết hao tổn, âm tinh không đủ để nuôi dưỡng tâm thầm. Vệ khí không vào âm được gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Do vậy điều trị mất ngủ cần tuân theo nguyên tắc hư thì bổ, thực thì tả nhằm điều chỉnh lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
Các vị thuốc được dùng là các thành phần có công năng dưỡng âm huyết, an thần đồng thời điều hòa tăng cường chức năng của ba tạng tâm, can và tỳ.
Thuốc Hoạt huyết Đông y thường được dùng để cải thiện các tình trạng mất ngủ thường xuyên, lâu ngày gây ảnh hưởng tới thần chí, sức khỏe người bệnh. Với công năng chính là hoạt huyết, bổ huyết, trục ứ, cải thiện và tăng cường lưu thông khí huyết, làm cho dinh huyết dễ dàng đến và nuôi dưỡng tạng phù.
Hiện nay, thuốc đã được sản xuất dưới dạng viên nén, sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO, là giải pháp hỗ trợ phòng và điều trị các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh…
Thuốc Hoạt huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonici): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm