Bị khàn tiếng uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người
Vì sao có hiện tượng khàn tiếng?
Khàn tiếng (khàn giọng) là tình trạng thay đổi giọng nói, âm thanh không còn trong trẻo và thường phải cố gắng để phát ra âm thanh.
Khàn tiếng có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục hoặc âm lượng lớn như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên… thì nguy cơ bị khàn giọng sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh cảm cúm, viêm họng, ho cũng thường kèm theo tình trạng viêm thanh quản gây khàn tiếng. Ngoài ra, khàn giọng cũng có thể là một tình trạng rối loạn chức năng mà không liên quan đến tổn thương thực thể dây thanh. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng vài ngày, nhưng nếu kéo dài trên hai tuần thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám để phòng ngừa các nguy cơ tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.
Tình trạng khàn tiếng nếu kéo dài thì nên đi khám bệnh
Các nguyên nhân gây khàn tiếng
Để biết bị khàn tiếng uống thuốc gì, cần xác định được nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng khàn tiếng như:
Viêm thanh quản
Tình trạng dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến hai dây thanh quản bị sung huyết, phù nề và gây ra khàn tiếng.
Cảm lạnh, viêm họng, ho, nhiễm trùng xoang
Khi bị cảm cúm, ho, viêm họng hoặc nhiễm trùng xoang, tình trạng khàn tiếng sẽ xảy ra nhưng có thể biến mất sau khi khỏi bệnh.
Chứng khó thở, rối loạn giọng do căng cơ
Căng cơ quá mức trong và xung quanh thanh quản sẽ ngăn cản dây thanh hoạt động khép mở hiệu quả.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Khi axit trong dạ dày đi lên cổ họng nhiều quá mức sẽ gây ra tình trạng trào ngược họng thanh quản. Chứng trào ngược thanh quản sẽ làm tổn thương vùng thanh quản và khiến giọng nói bị khàn.
Các u nang và polyp
Nếu có các polyp và u nang lành tính trên các dây thanh quản, chúng sẽ làm giọng của bạn trở nên khàn hơn.
Liệt dây thanh
Tình trạng liệt dây thanh có thể dẫn đến khàn giọng. Nguyên nhân liệt dây thanh có thể do chấn thương, ung thư tuyến giáp và vùng trung thất, nhiễm trùng, đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Parkinson.
Ung thư thanh quản
Khàn giọng kéo dài hơn 3 tuần điều trị thuốc không giảm, có thể là một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản.
Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát
Căn bệnh này gây ra các khối u không phải ung thư trên đường dẫn khí gây ra tình trạng khàn tiếng, khối u lành tính nhưng dễ tái phát.
Nguyên nhân thông thường khác
Nói quá nhiều và quá to, dây thanh quản thoái hoá cấu trúc, giảm đàn hồi, giảm rung động dây thanh hoặc uống nhiều rượu bia cũng là những nguyên nhân gây khản tiếng.
Các bệnh lý đường hô hấp gây ho thường kèm theo triệu chứng khàn tiếng
Khản tiếng uống thuốc gì nhanh khỏi?
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị khản tiếng do bệnh lý gồm:
- Thuốc kháng sinh: điều trị viêm họng, ngứa họng do vi khuẩn gây khản tiếng.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: như aspirin và paracetamol.
- Thuốc kháng viêm NSAID: giảm triệu chứng nóng, đỏ và sưng tấy ở vòm họng. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn giúp giảm đau và giảm viêm.
- Thuốc kháng viêm corticoid: sử dụng trong trường hợp viêm họng chuyển sang mức độ nặng.
- Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme: còn gọi là các men chống viêm như Alphachysumotrypsin, Serratiopeptidase… Các men này có đặc tính chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm.
Có nhiều loại thuốc được chỉ định để điều trị khản tiếng do bệnh lý
Cách giảm nhanh khàn tiếng hiệu quả tại nhà
Ngoài việc tìm hiểu ho khàn tiếng uống thuốc gì, người bị khàn tiếng cũng có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên tại nhà để giảm tình trạng này.
1. Dùng quả quất (tắc)
Sử dụng 2-3 quả quất thái lát, thêm một chút mật ong hoặc đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Dùng hỗn hợp quất mật ong này ngậm và nuốt dần. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ thấy tình trạng khàn tiếng cải thiện rõ rệt.
2. Dùng mật ong và chanh tươi
Cắt chanh thành lát và ngâm với mật ong 1-2 giờ đồng hồ cho ngấm. Sau đó đem ngậm và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.
Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng tiêu đờm, trị khàn tiếng hiệu quả. Thêm vào đó, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và dây thanh quản, đồng thời cải thiện sức đề kháng và giúp tổn thương nhanh lành hơn. Sau vài lần sử dụng, tình trạng khàn tiếng, tắt tiếng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
3. Dùng chanh tươi và muối
Cắt chanh thành từng lát mỏng, rắc lên một ít muối trắng. Ngậm lát chanh sâu trong cổ họng, mỗi ngày 3 lần, tình trạng khàn tiếng sẽ được cải thiện rõ rệt.
4. Dùng lá hẹ
Lá hẹ chứa sunfua, saponin và odorin hoạt động tương tự như kháng sinh tự nhiên, có thể giúp ức chế tụ cầu và một số vi khuẩn gây bệnh ở thanh quản.
Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn cỡ 1cm, cho vào chén. Thêm 3 muỗng mật ong vào trộn đều và đem hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ. Chắt nước uống mỗi lần 2 thìa, uống 3 lần/ngày. Mỗi lần dùng nên hâm nóng lại. Nên ăn cả lá hẹ để đạt hiệu quả tốt hơn.
5. Dùng giá đỗ
Giá đỗ giàu vitamin C, calo, glucid, protein, glucid có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, làm dịu cổ họng, giảm khàn tiếng.
Giã nát một nắm giá đỗ, lọc lấy nước cốt. Ngậm nước cốt giá đỗ trong miệng sau đó nuốt từ từ, mỗi ngày thực hiện khoảng 2 đến 3 lần. Nếu không có nhiều thời gian thì có thể nhai sống giá đỗ, ngậm trong họng một lát rồi nuốt từ từ.
Nước cốt giá đỗ giúp giảm khàn tiếng hiệu quả
6. Dùng gừng
Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau tự nhiên nhưng không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược. Ngoài ra, hoạt chất zingiberol và zingiberene có trong gừng còn kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng và sữa chữa tổn thương ở thanh quản.
Thái vài lát gừng cho vào cốc nước sôi, đậy kín miệng cốc lại trong 10 phút. Có thể thêm chút mật ong rồi uống. Uống trà gừng sẽ làm dịu cơn đau rát cổ họng và cải thiện tình trạng khản tiếng.
7. Dùng tỏi
Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong cổ họng.
Nhai 2 tép tỏi sống trong mỗi bữa ăn hoặc giã tỏi lấy nước cốt và trộn chung với mật ong, mỗi lần uống 1 thìa, mỗi ngày uống 3 lần.
8. Dùng quả lê
Lê có tính mát, thanh lọc cơ thể, giàu vitamin A, B, C, khoáng chất natri, magie… giúp cổ họng dịu mát, giảm nhanh tình trạng khàn tiếng.
Gọt sạch vỏ 2 quả lê, thái miếng, ép lấy nước. Vỏ quýt khoảng 20g, sắc với lượng nước vừa đủ. Sau đó, hòa hai loại nước này với nhau, uống 2 lần/ngày. Sau vài ngày, tình trạng khàn tiếng sẽ giảm hẳn.
Lê có nhiều tác dụng giúp giảm khàn tiếng nhanh chóng
9. Dùng xịt họng thảo dược
Các biện pháp tự nhiên như vừa kể trên tuy hiệu quả nhưng việc áp dụng thường mất nhiều thời gian và công sức. Giải pháp đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng hơn cả là sử dụng xịt họng thảo dược giúp hỗ trợ giảm khản tiếng, viêm họng. Tiêu biểu trong số đó là Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất được sản xuất dựa theo bài thuốc Đông y hiệu quả thực sự, được thiết kế dạng vòi xịt dài, có tác dụng tại chỗ vùng hầu họng, giúp hỗ trợ giảm đau họng, viêm họng, khản tiếng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Dung dịch Xịt Họng Nhất NhấtNếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm