Tìm hiểu rửa vết bỏng bằng gì để tránh nhiễm trùng và tổn thương sâu
Bỏng là một tai nạn rất dễ gặp phải trong cuộc sống nếu không cẩn thận. Tuy nhiên, không phải cứ bị bỏng là bạn đều cần phải tới bệnh viện để thăm khám và điều trị. Với mức độ bỏng nhẹ thì bạn có thể tự sơ cứu và điều trị bỏng tại nhà cũng có thể lành da. Vì vậy, khi bị bỏng điều quan trọng là xác định được mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.
Phân chia các mức độ bỏng
Tổn thương bỏng được chia làm 4 mức độ:
Bỏng độ 1
Bỏng độ 1 là loại bỏng ít gây tổn thương nhất vì chỉ ảnh hưởng tới lớp da bên ngoài.
Triệu chứng của bỏng độ 1 gồm:
- Thay đổi màu da
- Cảm giác đau đớn
- Sưng nhẹ ở vết bỏng
- Bong tróc khi vết bỏng lành da
Thông thường bỏng độ 1 có thể sơ cứu và điều trị tại nhà và vết bỏng sẽ lành trong 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Bỏng độ 2
Bỏng độ 2 có thể thấy vết phồng rộp và chảy máu
Bỏng độ 2 là trường hợp nghiêm trọng hơn bỏng cấp độ một, làm ảnh hưởng tới các lớp da sâu hơn.
Triệu chứng của bị bỏng độ 2 gồm:
- Da đổi màu nghiêm trọng
- Cực kỳ đau đớn
- Da bị phồng nước, có khả năng vỡ và chảy máu
Vết bỏng độ 1 nếu không điều trị đúng cách có thể phát triển thành bỏng độ 2. Da có thể xuất hiện các triệu chứng tổn thương sâu hơn chỉ sau vài giờ.
Về cơ bản bỏng độ 2 có thể sơ cứu và điều trị tại nhà nhưng nếu vết bỏng không cải thiện, có dấu hiệu nhiễm trùng, không khô thì cần đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Bỏng độ 3
Bỏng độ 3 là loại bỏng ảnh hưởng tới tất cả các lớp da và cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện.
Bỏng độ 4
Bỏng độ 4 là loại tổn thương bỏng nặng nhất, gây tổn thương đến tận xương khớp.
Với hai mức độ bỏng nặng thì cần đi cấp cứu ngay lập tức. Đây là các tình trạng nguy hiểm tới tính mạng mà người bệnh không nên tự điều trị tại nhà với các vết thương quá sâu ở mức này.
Giai đoạn sơ cứu vết bỏng thì rửa vết bỏng bằng gì?
Xả nước lạnh
Cần xả vùng da bị bỏng với nước lạnh
Ngay khi phát hiện bị bỏng, bạn nên sử dụng nước sạch có nhiệt độ mát xả hoặc ngâm vết bỏng trong khoảng 20 phút. Đây là cách vừa giúp mát da, dịu vết bỏng đồng thời ngăn ngừa tổn thương sâu hơn vào lớp da bên trong.
Chú ý: Sử dụng nước lạnh nhưng không dùng nước đá xả vào vết bỏng. Bởi theo các chuyên gia, nước đá sẽ gây hại cho vết bỏng nhiều hơn là lợi ích bởi có thể làm kích ứng cho vùng da bị bỏng. Có thể xảy ra trường hợp bị bỏng lạnh sau khi da tiếp xúc với nước đá.
Làm sạch vết bỏng
Sau khi ngâm rửa vết bỏng dưới nước sạch và lạnh thì sau đó nên chú ý rửa sạch vết bỏng. Có thể sử dụng xà phòng diệt khuẩn nhẹ rửa nhẹ nhàng ở xung quanh vết bỏng.
Làm sạch nhẹ nhàng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết bỏng. Cẩn thận tránh để nhiễm trùng vết bỏng, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chữa lành da. Nếu vết bỏng không lành da đúng cách thì sẽ cần phải điều trị tại bệnh viện.
Băng vô trùng
Đối với các vết bỏng diện tích nhỏ ở mức độ nhẹ thì có thể không cần phải băng kín khi bị bỏng.
Tuy nhiên, nếu vị trí bỏng có khả năng bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng hoặc nếu vết phồng da bỏng bị chảy nước thì có thể cần băng kín để tránh nhiễm trùng.
Quan trọng là cần quấn băng lỏng và tránh dính băng dính lên trực tiếp vết thương.
Tham khảo các loại dung dịch rửa vết bỏng để mau lành da
Đối với các vết bỏng ở mức độ nhẹ thì việc vệ sinh vết thương hàng ngày sạch sẽ tạo điều kiện để các mô mới sinh trưởng, phòng chống nhiễm trùng là cách giúp nhanh lành vết bỏng nhất. Một số loại dung dịch rửa vết bỏng giúp sát khuẩn và nhanh lành bạn có thể tham khảo:
Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý
Với các vết bỏng nhẹ nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh hàng ngày
Đối với những vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ và không sâu thì hoàn toàn có thể vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có thể rửa sạch và loại bỏ được bụi bẩn và vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào vết bỏng qua phần phồng rộp bị vỡ.
Tuy nhiên với các loại bỏng mức độ nghiêm trọng hơn thì nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hơn vì nước muối sinh lý có tính sát khuẩn rất yếu. Sử dụng rửa vết thương chỉ loại bỏ được phần nào vi khuẩn mà không thể tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn.
Rửa vết bỏng bằng dung dịch Berberin
Dung dịch Berberin có khả năng rửa vết thương bỏng và ngừa nhiễm trùng tốt
Dung dịch Berberin là một sản phẩm từ cây Hoàng đằng, có thành phần berberin clorid 0.1%. Đây là chất giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm và còn có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli ngoại độc tố bền với nhiệt.
Khi bị bỏng, sử dụng dung dịch Berberin sẽ có khả năng sát khuẩn và làm sạch tổn thương rất hiệu quả. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong viện Bỏng quốc gia đối với nhiều mức độ bỏng.
Rửa vết bỏng bằng nước chè xanh
Dùng nước lá chè xanh để rửa vết bỏng cần chọn loại lá sạch
Lá chè xanh thường được nhiều người nấu nước uống hàng ngày bởi khả năng giải độc, tiêu viêm hiệu quả. Không những tốt trong đường uống mà sử dụng nước chè xanh rửa vết thương hở có thể giúp kháng viêm, diệt khuẩn và làm lành da nhanh chóng.
Chính vì thế, với các vết bỏng nhẹ có thể rửa vết bỏng bằng nước lá chè xanh nấu lên để nguội. Sử dụng dung dịch này để rửa vết bỏng sẽ giúp kháng viêm và nhanh liền da hơn.
Tuy nhiên, nên chú ý chọn nơi bán lá chè chất lượng và rửa sạch lá chè trước khi đun nước rửa vết bỏng.
Rửa vết bỏng với lá trầu không
Lá trầu không được truyền miệng có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ
Theo dân gian truyền miệng, thì có thể sử dụng nước vắt từ lá trầu không rửa vết thương do bỏng rồi phủ lá trầu sạch lên trên.
Một cách khác để rửa vết bỏng với lá trầu không là rửa sạch và nấu nước để nguội để rửa vết thương.
Lá trầu không giúp kháng khuẩn, diệt vi rút nên sử dụng rửa vết bỏng hàng ngày được xem là cách giúp vệ sinh sạch sẽ, cho vết thương nhanh lành hơn.
Không nên rửa vết bỏng bằng povidone
Povidone là loại cồn vàng được chỉ định để khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương do chấn thương hay phẫu thuật, vết loét sâu. Tuy nhiên với vết bỏng thì bạn không nên sử dụng dung dịch povidone hoặc povidone pha loãng để vệ sinh hàng ngày.
Bởi rửa bằng dung dịch povidone lên vết thương bỏng bị vỡ có thể gây ra tình trạng đau rát nặng. Dung dịch này cũng có khả năng ngăn cản mô hạt phát triển làm chậm lành vết thương bỏng.
Dùng kem bôi thảo dược – Cho vết bỏng nhanh lành
Bên cạnh vệ sinh bề mặt vết bỏng tại nhà mỗi ngày một lần, người bị bỏng có thể tham khảo kem bôi thảo dược. Từ các thành phần tự nhiên có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm đau cho vết thương nhanh lành kem bôi sẽ giúp làm dịu, ngừa phồng rộp ở vết bỏng. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất – do công ty dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Cách sử dụng sẽ áp dụng khác nhau với từng loại bỏng, cụ thể:
- Vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
- Vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
- Vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
Hiện kem bôi thảo dược giúp nhanh lành vết bỏng đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo sử dụng.
Kem Nhất NhấtGiúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, cho vết thương nhanh lành Công dụng: • Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau. • Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng. • Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non. • Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo. • Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm