Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (loét miệng hay loét áp – tơ) là những vết loét nông ở miệng, có bờ đều, bên trong màu trắng đục, xung quanh viêm đỏ. Đôi khi vết nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bên trong môi và má, chúng có màu trắng hoặc vàng và xung quanh có các mô mềm bị viêm, đỏ.
Các triệu chứng nhiệt miệng bao gồm:
- Vết loét nhỏ hình bầu dục màu trắng hoặc vàng ở trong miệng
- Một vùng đỏ đau trong miệng
- Có cảm giác ngứa trong miệng
Có thể xuất hiện nhiều nốt nhiệt miệng, bao gồm vết loét nhỏ, vết loét lớn và vết loét toàn thân.
Phân biệt các cấp độ nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng ai cũng đã từng gặp phải
Có thể căn cứ vào các triệu chứng gặp phải để phân biệt cấp độ nhiệt miệng.
Nhiệt miệng nhẹ
Đây là tình trạng nhiệt miệng mà nhiều người gặp phải, thường sẽ biểu hiện:
- Vết loét nhỏ
- Có hình bầu dục với cạnh màu đỏ
- Tự lành mà không để lại sẹo trong 1 – 2 tuần
Nhiệt miệng nặng
Người gặp phải tình trạng nhiệt miệng nặng thường rất hiếm gặp, và biểu hiện sẽ là:
- Vết loét lớn và sâu hơn nhiệt miệng nhẹ
- Có hình tròn với các đường viền đậm, nhưng có thể các cạnh không đều
- Gây ra đau đớn
- Có thể phải sử dụng thuốc và mất tới 6 tuần để chữa lành và dễ để lại sẹo
Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng là gì?
Theo dân gian ăn nhiều đồ “nóng” dễ bị nhiệt miệng
Theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng thường là do bạn ăn quá nhiều đồ ăn “nóng” (đồ ăn có tính nhiệt như quả nhãn, mít, vải…) hoặc sẽ gặp ở những người thường xuyên bị “nóng trong”.
Tuy nhiên, theo y học hiện đại thì bị nhiệt miệng hiện chưa có nguyên nhân cụ thể. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng là:
- Tổn thương nhỏ trong miệng do đánh răng quá mạnh, do tai nạn khi chơi thể thao, do tự cắn vào má.
- Ăn nhiều một số loại thức ăn dễ gây nhiệt miệng: sô cô la, phô mai hoặc thực phẩm có gia vị cay.
- Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate, sắt.
- Thay đổi nội tiết tố đối với nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Căng thẳng áp lực trong công việc và cuộc sống.
- Hệ miễn dịch gặp phải vấn đề.
Nhiệt miệng vì thế được coi là một trong những bệnh liên quan tới chế độ ăn, sinh vật gây nhiễm trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng.
Phương pháp điều trị nhiệt miệng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ giúp vết loét ở miệng nhanh lành
Các vết loét do nhiệt miệng nhẹ thường tự lành trong khoảng 1 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên bạn nên thay đổi thói quen để giúp vết loét nhanh hết hơn như sau:
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn: Vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn trong khoang miệng khiến vết nhiệt miệng lâu khỏi hơn.
- Tránh ăn thức ăn cay: Đồ ăn cay có thể khiến vết loét lâu lành nên trong giai đoạn này bạn nên tránh các loại đồ cay, gia vị nóng để đẩy nhanh quá trình làm lành.
- Súc miệng bằng nước muối: Vị mặn tuy có thể khiến vết loét xót nhẹ nhưng đây là cách giúp giảm bớt đau nhức do nhiệt miệng và sát khuẩn khoang miệng khá hiệu quả.
- Dùng kem bôi nhiệt miệng: Một số loại kem bôi có thể làm dịu và chữa lành vết loét khá hiệu quả. Bạn có thể tìm các loại kem chứa benzocain, thuốc mỡ corticosteroid (hydrocortisone hemisuccinate hoặc beclomethasone).
- Chườm đá: Chườm đá lên vết loét có thể giúp giảm đau nhiệt miệng khá hiệu quả.
Mẹo từ dân gian để ngăn ngừa nhiệt miệng
Có một số cây gia vị và cây rau được dùng để khắc phục tình trạng nhiệt miệng khá hiệu quả. Bạn có thể áp dụng:
Rau diếp cá
Diếp cá là loại cây gia vị có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trong diếp cá còn có khả năng kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng nên có thể sử dụng khi bị nhiệt miệng.
Chuẩn bị khoảng 100gram lá diếp cá, rửa sạch, bỏ phần già, đem giã nhỏ hoặc xay sinh tố lọc lấy nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng thuyên giảm.
Rau ngót
Nước cốt rau ngót có thể giúp vết nhiệt quanh miệng mau lành
Rau ngót có tính mát, thanh nhiệt – giải độc vì thế có thể giúp cho vết nhiệt quanh miệng mau lành.
Chuẩn bị khoảng 100gram lá rau ngót, rửa sạch ngâm muối. Sau đó, giã nhỏ rau ngót rồi chắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt trộn cùng mật ong rồi lấy tăm bông chấm dung dịch lên các vết nhiệt miệng. Nên để nguyên 5 – 10 phút rồi súc miệng lại. Kiên trì bôi dung dịch này sẽ nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Bột sắn dây
Nước sắn dây là cách chữa nhiệt miệng được nhiều người “truyền tai” cho nhau
Sắn dây là một vị thuốc theo Y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có khả năng ngăn chặn tổn thương do nóng gan gây ra.
Để chữa nhiệt miệng thì nên pha sắn dây theo cách sau:
- Pha 2 thìa bột sắn dây với khoảng 100ml nước lạnh, khuấy đều cho tan.
- Khi nước bột sắn đã tan thì pha thêm 100ml nước sôi vào và khuấy đều.
- Có thể cho thêm đường để dễ uống hơn.
Ngoài ra, bạn có thể ăn bột sắn dây chín bằng cách khuấy nước bột sắn trên bếp cho tới khi thành hỗn hợp sệt. Cả hai cách đều có khả năng giúp giải quyết vết nhiệt ở miệng khá hiệu quả.
Xịt Răng miệng thảo dược – Sử dụng ngay khi bị nhiệt miệng
Với thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên, xịt răng miệng giúp đưa trực tiếp dung dịch vào vết nhiệt ở miệng. Sử dụng thường xuyên giúp hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát do nhiệt miệng gây ra.
Khi phát hiện nhiệt miệng, nên xịt dung dịch mỗi ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2 – 3 giờ, mỗi lần xịt 1 – 2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không nên ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Hiện nay sản phẩm xịt răng miệng đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT Công dụng: - Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng. - Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm