Vậy, các hành vi tương tự như ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị áp dụng điều luật nào, mức xử lý ra sao đang được rất nhiều cổ đông quan tâm.
Luật chứng khoán Việt Nam quy định người nội bộ của doanh nghiệp và người có liên quan đến người nội bộ phải công bố bản đăng ký giao dịch cổ phiếu trước ngày dự kiến giao dịch tối thiểu 3 ngày làm việc.
Việc mua bán cổ phiếu không có báo cáo (mua bán chui) có thể do người nội bộ doanh nghiệp chưa nắm rõ về các quy định giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường cũng không loại trừ khả năng có động cơ trục lợi để có thể bán được mức giá cao nhất hoặc mua được mức giá thấp nhất nếu được, nhất là với các cá nhân đã từng bị xử phạt bán chui.
Đối với việc xử phạt mua bán chui cổ phiếu, những người không công bố thông tin về dự kiến giao dịch chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, nếu trị giao dịch theo mệnh giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng thì mức phạt mua bán chui (không đăng ký trước giao dịch - triệu đồng) là từ 5-10 triệu đồng; từ 200 triệu đến dưới 400 triệu đồng – mức phạt 10-20; từ 400 triệu đến dưới 600 triệu đồng – mức phạt 20-40; từ 600 triệu đến dưới 1 tỷ đồng – mức phạt 40-60; từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng – mức phạt 60-100; từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng – mức phạt 100-150; từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng – mức phạt150-250; từ 10 tỷ đồng trở lên – mức phạt 3-5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế
Nếu ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu với mức giá thị trường 21.150 đồng/cổ phiếu thì số tiền đã thu về là gần 1.600 tỷ đồng.
Nhưng trong trường hợp này, mức xử phạt sẽ tính theo mệnh giá trong trường hợp này chỉ là 748 tỷ đồng. Với giá trị xử phạt theo khung 3-5% sẽ nằm trong khoảng 22,4-37,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Nghị định 128 lại quy định mức xử phạt tối đa đối với hành vi mua bán chui là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Vì vậy, mức phạt bán chui của tỷ phú Quyết nhiều nhất chỉ là 1,5 tỷ đồng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm