Áp dụng cách tính điểm ưu tiên đại học 2023 mới: Vì sao không lấy ngưỡng 20 điểm?

Áp dụng cách tính điểm ưu tiên đại học 2023 mới: Vì sao không lấy ngưỡng 20 điểm?
Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực trong tuyển sinh đại học là chủ đề gây tranh cãi nhiều năm qua. Năm nay, Bộ GDĐT tiếp tục điều chỉnh điểm ưu tiên đại học 2023 theo thứ tự giảm dần.

Cách tính điểm ưu tiên đại học 2023 áp dụng công thức mới

Ngày 3/3, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị tuyển sinh: Dự thảo tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2023. TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản giữ ổn định, quy chế tuyển sinh 2022 tiếp tục được áp dụng, tuy nhiên cần lưu ý, năm nay sẽ áp dụng điểm ưu tiên theo cách tính mới.

Theo đó, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0).

Công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3; nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực. 

Hiện nay, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75; khu vực 2 - nông thôn là 0,5; khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên.

Cách tính điểm ưu tiên đại học 2023 mới: Không lấy ngưỡng 20 điểm?

Cách tính điểm ưu tiên đại học 2023 đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh: NT

Điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng là mức điểm Nhà nước dành cho các thí sinh diện đặc biệt theo quy định nhằm tạo sự công bằng do điều kiện tiếp cận giáo dục bậc phổ thông chưa đều. Quy định điểm cộng ưu tiên khu vực đã gây tranh cãi trong nhiều năm, và đến nay, vẫn có những ý kiến trái chiều do quy định đối tượng hưởng điểm còn bất cập, chưa hợp lý.

Sau nhiều lần điều chỉnh, mức độ điểm ưu tiên giảm dần theo thời gian. Trước năm 2003, thí sinh được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, tối đa là 1,5 điểm. Và từ 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75.

Vì sao chọn ngưỡng tính điểm ưu tiên là 22,5?

Tại Hội nghị tuyển sinh này, một số đại diện các trường đại học cũng đặt ra câu hỏi tại sao Bộ GDĐT quyết định lấy mốc 22,5 điểm để áp dụng điểm ưu tiên giảm dần mà không phải số điểm khác, ví dụ như 20 điểm cho dễ thực hiện.

Trước câu hỏi này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay: "Mức điểm này được Bộ xác định dựa trên cơ sở khoa học, phân tích dữ liệu. Qua phân tích dữ liệu cho thấy chỗ nào hợp lý, chỗ nào chưa hợp lý thì cần được điều chỉnh để làm sao đảm bảo tương thích trong học tập và công bằng giữa các thí sinh chứ không phải lấy ở mốc nào dễ chia".

Cách tính điểm ưu tiên đại học 2023 mới: Không lấy ngưỡng 20 điểm?

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và TS Nguyễn Thu Thuỷ chủ trì phiên thảo luận tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023. Ảnh: MOET

Trước khi quy định điểm ưu tiên khu vực gây tranh cãi, Bộ GDĐT cho biết, qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm (mức 22,5 điểm ở đây tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10 thông thường).

Cụ thể khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (KV3) nhưng khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỉ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy: nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên, điều này cho thấy sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên. Các trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu, cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở KV3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu. Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỉ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

23-11-2024 11:43

Tiền đạo Tiến Linh đánh giá cao năng lực của sao nhập tịch Xuân Sơn và háo hức được đá cặp với tiền đạo này.

Nổi bật trang chủ
Ăm ắp yêu thương: Người cha, người mẹ thứ hai
23 Tháng 11, 2024

Vì tương lai của học trò, những thầy, cô giáo vùng sâu trở thành người cha, người mẹ thứ hai quan tâm, chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho các em.

Đọc thêm
Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

23 Tháng 11, 2024

Man United và Arsenal đang gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu mộ Viktor Gyokeres của Sporting.

Lễ ăn hỏi của diễn viên Anh Đào có dàn sao phim giờ vàng đến chúc mừng

Lễ ăn hỏi của diễn viên Anh Đào có dàn sao phim giờ vàng đến chúc mừng

23 Tháng 11, 2024

Mới đây, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn đã tổ chức lễ ăn hỏi tại quê nhà Bắc Giang của cô dâu. Cặp đôi...

Đi du lịch hoàn toàn dựa vào...TikTok

Đi du lịch hoàn toàn dựa vào...TikTok

23 Tháng 11, 2024

Thuật toán của TikTok được tinh chỉnh đề xuất dựa trên lịch sử tìm kiếm và vị trí của người dùng, giúp cung cấp nội...

Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp

Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp "phấn trắng bảng đen"

22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều...

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

22 Tháng 11, 2024

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với...

0.76420 sec| 2260.086 kb