Học cách tăng đề kháng cho cơ thể để phòng tránh bệnh tật
Tại sao cần biết cách tăng đề kháng cho cơ thể?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, là “tấm lá chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm suy yếu sức đề kháng, điển hình như:
- Ô nhiễm không khí
- Ngồi nhiều
- Ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn
- Uống nhiều bia rượu
- Thức quá khuya
- Căng thẳng, stress kéo dài
- Lạm dụng thuốc kháng sinh
Nếu hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều truyền nhiễm nguy hiểm. Do vậy, cần biết cách tăng đề kháng, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật tốt hơn.
Những cách tăng đề kháng cơ thể nên áp dụng ngay
1. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ và hệ miễn dịch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thực tế cho thấy, khi bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và dễ mắc bệnh hơn.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng và tăng cường sức đề kháng tốt hơn.
Người lớn nên đặt mục tiêu ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm, thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 8-10 tiếng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ khoảng 14 tiếng/ngày.
Nếu bạn bị khó ngủ, hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, tivi 1 giờ trước khi ngủ, bởi vì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể làm thay đổi nhịp sinh học tự nhiên, làm giảm hormone melatonin – hormone gây buồn ngủ.
Ngoài ra, cũng nên dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, đóng cửa và kéo rèm để phòng ngủ đủ tối, đảm bảo đủ mát vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông.
Ngủ đủ giấc là cách tăng cường đề kháng cho cơ thể
2. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi
Rau xanh và hoa quả tươi là những thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
Tuy cơ thể không tiêu hóa được chất xơ, nhưng chất xơ lại có ích cho lợi khuẩn đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
Các chất chống oxy giúp hạn chế hoạt động của các gốc tự do, giúp giảm nguy cơ gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Hơn nữa, trái cây và rau quả rất giàu vitamin C – một dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
3. Hạn chế đường và tinh bột
Các nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa đường, tinh bột làm gia tăng khả năng thừa cân, béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch – cả 2 bệnh này đều có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
4. Uống đủ nước
Mất nước gây cản trở hoạt động thể chất, khả năng tập trung, tâm trạng, tiêu hóa và chức năng tim và thận của cơ thể. Những ảnh hưởng này có thể làm tăng khả năng mắc bệnh của cơ thể.
Để ngăn ngừa mất nước, bạn nên bổ sung đủ 1,5-2 lít chất lỏng mỗi ngày, có thể là nước lọc, nước canh rau, nước ép trái cây, trà… Tuy nhiên, nên tránh nước ngọt có thêm đường và chất phụ nữ, tránh uống bia rượu…
5. Tập luyện thể dục thường xuyên
Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, khí huyết lưu thông tốt hơn, cũng như giúp đào thải một phần độc tố thông qua bài tiết mồ hôi. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp giải phóng hormone endorphin - có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.
Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, đạp xe…
Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch
6. Kiểm soát căng thẳng
Hạn chế căng thẳng và lo lắng là “chìa khóa” quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Căng thẳng kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình viêm, ức chế phản ứng miễn dịch.
Có nhiều cách giúp kiểm soát căng thẳng như: tập thể dục, viết nhật ký, yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, xem phim, cắm hoa…
Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát căng thẳng và lo lắng, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị tâm lý phù hợp.
7. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh có thể giúp ngăn chặn các mầm bệnh có hại xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng tốt hơn.
Có thể bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm lên men (như sữa chua, dưa cải muối, kim chi…) hoặc men vi sinh có bán nhiều tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
8. Sử dụng sản phẩm tăng đề kháng từ Đông y
Theo quan niệm của Đông y, sức khỏe, sức đề kháng của con người không thể dời xa 2 yếu tố đó là: khí huyết đầy đủ, kinh mạch thông suốt. Khí huyết đầy đủ, giúp cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng; kinh mạch lưu thông để dẫn khí huyết đến các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Khi khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt, cơ thể sẽ có cơ chế tự điều chỉnh, cân bằng để điều tiết, thanh lọc những yếu tố không tốt để bảo vệ sức khỏe.
Vì vậy, muốn tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, việc bồi bồ khí huyết, hoạt huyết là yếu tố cần thiết hàng đầu.
Bồi bổ và lưu thông khí huyết giúp tăng sức đề kháng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm tăng đề kháng từ Đông y. Tuy vậy, để an toàn và có hiệu quả cao, nên chọn sản phẩm của công ty dược uy tín, tiêu biểu như Tăng Đề Kháng Nhất Nhất của Dược phẩm Nhất Nhất.
Sản phẩm này được kết hợp từ 12 loại dược liệu quý như Đảng sâm, Thục địa, Hoàng kỳ, Kinh giới, Sinh khương… vừa giúp bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, tăng cường sức đề kháng, vừa giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng do cảm cúm.
Tăng Đề Kháng Nhất Nhất phù hợp với người khí huyết kém, sức yếu, suy giảm sức đề kháng, người hay ốm, cảm cúm.
Sản phẩm Tăng Đề Kháng Nhất Nhất có bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc, nếu đang tìm cách tăng đề kháng cho cơ thể, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT- Hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng - Hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm