I - Tìm hiểu về hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh
Theo chuyên gia, hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện về chức năng và cấu trúc để bảo vệ cơ thể trước yếu tố gây hại. Khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh phản ứng miễn dịch ở trẻ vẫn nhận diện, ghi nhớ mầm bệnh đồng thời tạo ra ít kháng thể để chống lại.
Tuy nhiên khả năng ngăn chặn mầm bệnh thời điểm này ở cơ thể trẻ vẫn còn rất yếu. Hệ miễn dịch cần có thời gian để phát triển và hoàn thiện chức năng tiêu diệt tác nhân gây hại.
Ngoài ra, kháng thể truyền từ cơ thể mẹ sang em bé ở thời điểm mang thai vẫn lưu trữ vài tuần đầu sau khi em bé chào đời nhưng không duy trì được lâu bền. Nếu bé bú sữa mẹ đầy đủ ở tháng đầu đời thì sẽ nhận được kháng thể loại bỏ nhân tố gây hại.
Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu ăn dặm, ít bú sữa mẹ thì lượng kháng thể suy giảm và trẻ dễ bị ốm vặt. Người ta gọi giai đoạn từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi ở trẻ gọi là “khoảng trống miễn dịch”. Vậy nên tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh ở giai đoạn này ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể con.
II - Tại sao cần tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh
Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, trẻ được cơ thể mẹ bao bọc, che chở và nhận được kháng thể truyền từ cơ thể người mẹ sang. Vì thế trong giai đoạn này, trẻ được chăm sóc tốt và ít bị tấn công từ các nhân tố gây hại bên ngoài.
Khi trẻ chào đời, cơ thể nhỏ bé của trẻ phải "chiến đấu" với nhiều dịch bệnh, tác nhân gây bệnh. Điều này đòi hỏi trẻ phải có đề kháng khỏe để hạn chế khả năng mắc các bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sự phát triển hoặc tính mạng ở trẻ.
Hiện nay, xã hội hiện đại lại có quá nhiều dịch bệnh, nhiều loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó đối tượng dễ bị tấn công là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già do đó cần thực hiện biện pháp để tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
III - Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Để trẻ sơ sinh có đề kháng tốt, thích ứng nhanh với môi trường nhiều yếu tố gây hại thì gia đình nên thực hiện các biện pháp dưới đây:
1. Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Cách hoàn hảo nhất để tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời đó chính là cho con được bú sữa mẹ đầy đủ. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quý giá, chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại mầm bệnh trong những ngày đầu đời.
Theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ đầy đủ trong vòng 6 tháng đầu tiên sẽ hạn chế bị nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh lý nguy hiểm như: viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản, hen suyễn, bại liệt, bạch hầu, ốm vặt.
Sữa mẹ giúp gia tăng chất đạm, vitamin, khoáng chất cùng chất béo lành mạnh để con ổn định về thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu cũng nhận định, trẻ bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh, đề kháng khỏe so với trẻ dùng sữa công thức.
2. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho con
Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ cũng là biện pháp quan trọng giúp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh toàn diện. Việc đưa vắc xin phòng bệnh vào trong cơ thể của trẻ nhỏ sẽ kích thích hệ miễn dịch của trẻ có khả năng nhận diện kháng nguyên, tăng cường sản xuất kháng thể.
Các kháng thể đó sẽ bảo vệ cơ thể trẻ trong thời gian dài, phòng tránh mầm bệnh tấn công để gây bệnh. Loại vắc xin mà cha mẹ nên tiêm cho trẻ nhỏ gồm: vắc xin phòng bệnh lao, viêm phổi, viêm màng não do Hib, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B, C, cúm, tả, thương hàn, thủy đậu, viêm não Nhật Bản…
Ngay từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ được 6 tuổi, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm đúng lịch theo khuyến cáo của bác sĩ để giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
3. Điều chỉnh thực đơn lành mạnh, đủ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đúng cách là “chìa khóa vàng” giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, tăng khả năng chống chọi lại với nhiều loại mầm bệnh. Không chỉ vậy, cơ thể thu nạp đủ chất sẽ thúc đẩy trẻ đạt được chiều cao tối ưu, cân nặng vừa phải và trí tuệ thông minh.
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần cho trẻ tập làm quen và ăn dặm đúng cách. Lúc này bé cần bổ sung dưỡng chất đa dạng từ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời, mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ đều để trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi cho bé tập ăn dặm, các nguyên liệu chế biến món ăn phải đầy đủ 4 nhóm chất sau: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, mẹ nên tránh để bé sử dụng nguyên liệu chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.
Đây là các chất khiến trẻ mắc bệnh béo phì, làm chậm sự phát triển của trẻ và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa. Mẹ nên cho con sử dụng các nguyên liệu giàu chất xơ, cải thiện tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi.
Dưới đây là gợi ý giúp mẹ có thể lựa chọn thực phẩm lành mạnh tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh như sau:
- Sữa chua: gia tăng lợi khuẩn cực lớn cho hệ tiêu hóa của trẻ em từ đó đẩy mạnh khả năng thu nạp chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn sữa chua khoa học cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh khi thời tiết thay đổi đột ngột, thời điểm dịch bệnh.
- Rau củ quả: là nguyên liệu chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất hữu ích để tế bào hệ miễn dịch vận hành hiệu quả. Các chất có trong rau củ quả góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển của nhiều cơ quan, bộ phận của trẻ.
- Các loại đậu và ngũ cốc: thực phẩm không thể thiếu với trẻ có sức đề kháng yếu vì chúng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trẻ cực tốt. Nguyên liệu này giàu axit béo Omega-3 giúp tăng cường sự phát triển não bộ để trẻ ghi nhớ tốt, nhạy bén hơn.
4. Gia tăng thực phẩm giàu vitamin A, E, kẽm và selen
Vitamin A, vitamin E, kẽm và selen là những dưỡng chất cực kỳ quan trọng giúp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, phụ huynh nên cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, vitamin E: Giá đỗ, đu đủ, gấc, lạc vừng, rau ngót, bưởi, cam…
- Thực phẩm giàu kẽm: Thịt bò, cua, tôm, các loại ngũ cốc…
- Thực phẩm có chứa nhiều selen: Trứng gà, thịt gà, sữa, cá ngừ, phô mai, đậu phụ…
5. Nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ
Trẻ nên ngủ 16 giờ mỗi ngày - đây là thời gian quý giá đẻ phục hồi năng lượng, tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh và hoàn thiện các hệ thống cơ quan.
Do đó, để tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh thì phụ huynh nên cho con ngủ đủ giấc cùng với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Hãy tập luyện cho em bé của mình được đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc để có sự phát triển tốt nhất.
Không chỉ vậy, mẹ nên chú ý tới không gian phòng ngủ của bé để tăng cường chất lượng giấc ngủ tốt nhất cho trẻ. Phòng ngủ phải có ánh sáng vừa đủ, chăn gối của trẻ cần phải chất lượng tốt, tạo cảm giác êm ái cho trẻ ngủ ngon, phòng của trẻ cũng không được quá ồn ào…
Nên lựa chọn các loại bỉm có khả năng thấm hút tốt để tránh cho trẻ giật mình tỉnh giấc giữa đêm vì ướt bỉm. Ngoài ra, quần áo mặc cho trẻ cũng cần có chất liệu tốt, mềm mại và êm dịu với làn da của trẻ để không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6. Cải thiện đề kháng từ hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết với các tế bào miễn dịch vì cơ quan tiêu hóa khỏe mạnh thì việc hấp thu chất dinh dưỡng tốt. Như vậy, muốn trẻ sơ sinh có sức đề kháng tốt thì chúng ta cần phải cải thiện tiêu hóa cho trẻ nhỏ.
Đối với trẻ sơ sinh thì cách tốt nhất để cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa đó là cho em bé được bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời và duy trì khi em bé được 24 tháng tuổi.
Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: Sữa chua, rau xanh, trái cây tươi…
7. Tích cực cho bé tham gia vận động
Tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng cách vận động khoa học sẽ cải thiện lưu thông máu, tăng trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng hình thức vận động cần chú ý những nguyên tắc như sau:
- Trẻ dưới 1 tháng tuổi: Mẹ nên bế con đi lại ở không gian xung quanh nhà, để con được khám phá và tăng khả năng nhận biết đồ vật. Khi em bé nằm, cha mẹ hoặc người lớn nên thay đổi tư thế của bé để con không nằm quá lâu một chỗ đồng thời nói chuyện với em bé thường xuyên.
- Trẻ đã được 1 tháng tuổi: Sau khi trẻ đã bú sữa mẹ xong khoảng 30 phút đến 1 giờ, mẹ nên cho em bé tập với những đồ đạc ở gần con. Cần chú ý tầm với của trẻ còn hạn chế nên cần theo dõi trẻ để đảm bảo an toàn.
- Trẻ được 2 tháng tuổi: Đến giai đoạn này thì mẹ có thể cho em bé tập ngồi bằng cách dùng hai tay để nâng phần cổ cùng đầu của trẻ và giữ lưng để em bé có thể ngồi ở tư thế cố định.
- Trẻ được 3 tháng tuổi: trẻ đang tập biết lẫy thì cha mẹ nên cho bé tập vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Điều này giúp hạn chế việc trẻ có thể bị nôn trớ, ọc sữa sau khi vận động.
Ngoài ra, trong giai đoạn này thì cha mẹ cũng có thể cho con được sử dụng các loại đồ chơi phát ra âm thanh để tăng khả năng phản xạ của trẻ với âm thanh.
Tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh cần thực hiện khoa học, đúng cách để nâng cao sức khỏe và ổn định tiến trình phát triển ở trẻ. Do đó mẹ nên bổ sung các kiến thức hữu ích để nuôi dưỡng em bé đồng thời xây dựng dinh dưỡng cho con hợp lý để có miễn dịch khỏe mạnh.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm