1. Sơ yếu lý lịch
Xem xét kỹ sơ yếu lý lịch của bạn. Đừng bỏ qua bất kỳ mục nào. Bạn cũng không nên để nội dung của nó sơ sài mà hãy sửa đổi theo các thông số kỹ thuật có trong tin tuyển dụng.
Sơ yếu lý lịch là ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng. Vì vậy hãy cố gắng chuẩn bị bước này thật tốt. Là một sinh viên quốc tế, bạn có những trải nghiệm độc đáo để bổ sung vào hồ sơ của mình và sử dụng nó cho mục đích tốt đẹp.
Khi chuẩn bị hồ sơ, cố gắng trình bày thật rõ ràng và súc tích, đồng thời đảm bảo rằng bạn sẵn sàng thảo luận về bất kỳ điều gì mà bạn đã đề cập.
2. Nghiên cứu
Bước tiếp theo là phải nắm vững các khả năng, các dự án gần đây và tổng quan về công ty mà bạn sắp phỏng vấn. Ngoài ra, vạch ra một khoảng thời gian cho bản thân để hiểu rõ ràng về những yêu cầu của công việc và có thể tổ chức một cuộc thảo luận dựa trên những chủ đề đó. Xem kĩ điều gì đó trên bản mô tả công việc mà bạn chưa hiểu rõ. Nghiên cứu nó và chuẩn bị kiến thức trước cuộc phỏng vấn.
3. Vượt qua rào cản ngôn ngữ
Thông thường, một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất đối với sinh viên quốc tế là rào cản ngôn ngữ. Bất cứ ai từng du học ở nước ngoài cũng có thể hiểu được nỗi sợ hãi này, nhưng hãy tỉnh táo để nhận ra bạn đang được phỏng vấn dựa trên những kỹ năng thành thạo mà bạn đã thể hiện. Và luôn nhớ sự tự tin là chìa khóa. Bạn ở đây vì bạn muốn thể thể hiện giá trị của mình.
4. Hiểu câu hỏi
Trong một cuộc phỏng vấn, bạn đừng vội trả lời ngay câu hỏi được đưa ra với ý nghĩ người phỏng vấn sẽ đánh giá cao tài ứng biến của mình. Nhưng đôi khi, vội vàng sẽ mang lại kết quả không tốt. Thay vào đó, cố gắng ghi nhớ rằng một câu trả lời được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ tốt hơn một câu trả lời nhanh chóng.
Đầu tiên, hãy lắng nghe kĩ câu hỏi, sau đó suy nghĩ về một câu trả lời thích hợp, và cuối cùng trả lời câu hỏi một cách chậm rãi và thận trọng. Bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả. Chắc chắn bạn sẽ làm tốt hơn khi dành cho mình một chút thời gian để suy nghĩ.
5. Đưa ra các cuộc phỏng vấn giả định
Các cuộc phỏng vấn giả định có thể giúp bạn thoát khỏi sự lo lắng trước các cuộc phỏng vấn thực sự. Nhờ bạn bè, thành viên gia đình hoặc thậm chí đồng nghiệp hỏi những câu mà bạn có thể phải đối mặt và trả lời giống như trong cuộc phỏng vấn thực tế.
Bằng cách đầu tư thời gian vào thực hiện các cuộc phỏng vấn giả định, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
6. Chuẩn bị vẻ ngoài chỉn chu
Cách bạn thể hiện bản thân trong các vòng phỏng vấn sẽ có tác động lâu dài. Cách bạn ăn mặc để tham dự cuộc phỏng vấn cũng là một phần không thể thiếu để quyết định bạn có đạt được công việc hay không.
7. Thái độ
Yêu cầu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là thái độ của bạn. Thực tế cho thấy thái độ là yếu tố thúc đẩy sự thành công của một cuộc phỏng vấn. Nếu bạn có một thái độ tích cực cho tương lai của mình, năng lượng này có thể thấm vào bạn và lan tỏa ra xung quanh. Thái độ tích cực không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà người phỏng vấn cũng sẽ chú ý đến bạn.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm