Theo Dân trí, chiều ngày 16/3, tại hội nghị tuyển sinh đại học, cao đẳng toàn quốc năm 2022, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT khẳng định: Công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, cho các cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Theo đó 6 nội dung dự kiến điều chỉnh so với 2021 như sau:
Thứ nhất, việc đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ, ĐH phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thứ hai, thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1: Tất cả các nguyện vọng xét tuyển (theo các ngành, các phương thức, cơ sở đào) được đăng kí xét tuyển trực tuyến sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các nguyện vọng được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thứ ba, tất cả các nguyện vọng ĐKXT của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.
Thứ tư, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi, các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn này, đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Nếu mỗi phương thức (hoặc mỗi tổ hợp môn thi) có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh của các trường phải giải trình được căn cứ phù hợp cho việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức (hoặc tổ hợp môn thi).
Thứ năm, cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.
Thứ sáu, cơ sở đào tạo phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giải quyết giữa các cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh.
Bên cạnh đó, theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, hiện nay, phương thức xét tuyển vào các trường đại học rất đa dạng (khoảng 20 phương thức), nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các phương thức như: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng,… Tuy nhiên, sự đa dạng này phần nào cũng gây ra sự khó khăn cho thí sinh trong nắm bắt thông tin.
Cùng với việc bổ sung nhiều phương thức đã khiến việc phân bổ chỉ tiêu không hợp lý, có sự tăng giảm mạnh qua các năm, khiến thí sinh không có sự chuẩn bị kịp thời cho mùa tuyển sinh đó.
Cùng với việc bổ sung nhiều phương thức đã khiến việc phân bổ chỉ tiêu không hợp lý, có sự tăng giảm mạnh qua các năm, khiến thí sinh không có sự chuẩn bị kịp thời cho mùa tuyển sinh đó.
Nhiều trường thậm chí tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố cho từng phương thức xét tuyển, dẫn đến thiếu đảm bảo công bằng đối với thí sinh, gây hệ quả không tốt trong dư luận xã hội. Ví dụ, năm trước, điểm trúng tuyển theo kết quả THPT quá cao bất thường, có những thí sinh 30 điểm cũng không đỗ vào ngành học đã lựa chọn.
Để tránh tình trạng này, bà Thuỷ đề nghị năm 2022, các trường cần đảm bảo nguyên tắc ổn định. Đối với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần có lộ trình giảm (chẳng hạn không quá 30% tổng chỉ tiêu mỗi năm) để không gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của học sinh.
Dẫn nguồn của VietNamnet, tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, các trường không nên chạy đua “nở rộ” nhiều phương thức. Việc lựa chọn phương thức mới, một tổ hợp mới cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
“Không nên thêm quá nhiều phương thức thi. Khi tất cả các trường đưa thêm nhiều phương thức tuyển sinh, cuối cùng vẫn chỉ chọn trong từng đó thí sinh, do đó không hẳn các trường sẽ có lợi trong việc này”, ông Sơn nói.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm