10 sự kiện nổi bật của ngành Giáo dục trong năm 2022

10 sự kiện nổi bật của ngành Giáo dục trong năm 2022
Trong năm 2022, ngành Giáo dục đã nỗ lực vượt khó sau khoảng thời gian dài đình trệ do dịch Covid-19 và có nhiều điểm sáng đáng chú ý.

10 sự kiện nổi bật của ngành Giáo dục trong năm 2022

Khai giảng trực tiếp sau 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19

Ngày 5/9, 23 triệu học sinh cả nước đã đến trường tham dự lễ khai giảng năm học 2022-2023. Không khí tưng bừng náo nhiệt khắp muôn nơi, sân trường rực rỡ cờ hoa, học sinh gặp nhau hớn hở trò chuyện, trêu đùa. Ngày tựu trường này mang tới nhiều cảm xúc mới mẻ. Đây là mùa khai giảng đáng nhớ của học sinh bởi 2 năm học các em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trước đó, năm 2021, học sinh nhiều tỉnh thành phải tổ chức khai giảng online.

Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 được nhiều nơi tổ chức thống nhất bắt đầu từ 7h30 sáng thứ hai ngày 5/9. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút, gọn nhẹ với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh.

Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với 3 lớp 

Năm học 2022-2023, ngành giáo dục triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11.

Chương trình mới áp dụng với lớp 3 gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc sau: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ 1, Tự nhiên và , Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm.

Đối với lớp 7, Chương trình giáo dục phổ thông mới không còn hai môn Sinh học, Vật lý mà thay bằng Khoa học tự nhiên. Hai cặp môn Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc và Mỹ thuật cũng được tích hợp lại.

Đặc biệt, năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình mới ở cấp THPT với lớp 10, theo định hướng giáo dục nghề nghiệp, học sinh không phải học 17 môn bắt buộc như hiện nay, thay vào đó, các em học 8 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc.

10 sự kiện nổi bật của ngành Giáo dục trong năm 2022

Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 với nhiều điểm mới

Năm 2022 cũng ghi dấu ấn của ngành Giáo dục trong nỗ lực tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Có một số điểm mới được áp dụng trong Quy chế năm nay. Có thể kể đến việc thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Tất cả các nguyện vọng được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định, thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.

Học sinh Việt Nam thắng lớn trong các kỳ thi Olympic quốc tế

Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cử 7 đoàn học sinh giỏi Việt Nam tham gia Olympic quốc tế và các em đã nỗ lực giành nhiều huy chương, giải thưởng. Cụ thể, 100% học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, gồm 13 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng và 5 Bằng khen (giải Khuyến khích). Các đoàn Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất với nhiều học sinh đạt điểm số cao.

Bổ sung gần 66.000 biên chế cho ngành giáo dục

Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW, trong đó giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW. Trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông cho các tỉnh, thành phố trong năm học 2022-2023.

Nhiều cơ sở giáo dục đại học được ghi nhận trong các đại học uy tín trên thế giới

Năm 2022, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục đại học được ghi nhận trong các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới và khu vực như các bảng xếp hạng của THE, QS World University Rankings.

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố Bảng xếp hạng các trường đại học theo lĩnh vực (World University Ranking by Subject) năm 2022, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng có tên trong bảng xếp hạng của QS theo lĩnh vực đào tạo.

Theo kết quả xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2022 của tạp chí Times Higher Education (THE), có 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân.

Trong năm qua, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân lần lượt được xếp trong nhóm 601-700 và 901-1.000 trên bảng xếp hạng học thuật các đại học thế giới ARWU 2022.

Vừa qua, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất châu Á năm 2023, Việt Nam có 11 đại diện góp mặt ở lần công bố này.

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non

Tại phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội ngày 27/10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh nâng phụ cấp cho giáo viên, đặc biệt với giáo viên mầm non. Bộ trưởng đề nghị Quốc hội xem xét tăng phụ cấp ưu đãi giáo viên mầm non từ 35% lên 70%.

Theo Dự thảo Tờ trình Chính phủ hôm 8/11 về chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất chia phụ cấp thành tám mức. Cụ thể, giáo viên mầm non đang làm việc tại xã khu vực III, thuộc các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới được hưởng 100%, còn lại 70%, gấp đôi mức 50% và 35% được quy định trong Quyết định số 255 năm 2005 của Chính phủ về nội dung này.

Những quan tâm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về mức lương, giáo viên đã mang đến niềm vui, niềm phấn khởi và nhiều kỳ vọng cho các thầy cô đang công tác trong ngành.

Đổi mới dạy và học môn Văn

Ngành GD&ĐT năm nay có điểm sáng khi Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Văn ở trường phổ thông. Thực hiện điều này sẽ khắc phục được tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu.

Để đổi mới dạy và học bộ môn này, cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, dành nhiều thời gian cho hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học.

Phụ huynh bốc thăm để giành suất học trường công cho con

Trong tháng 8/2022, khoảng 700 phụ huynh phải bốc thăm để giành suất cho con vào trường Mầm non Hoàng Liệt vì số đăng ký gấp đôi chỉ tiêu.

Buổi bốc thăm được tổ chức tại Ủy ban Nhân dân phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Phụ huynh sẽ giành được suất học cho con nếu có được phiếu "Chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường". Nếu bốc phải phiếu "Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường", phụ huynh phải tìm trường ngoài công lập cho con.

Câu chuyện này một lần nữa đặt ra vấn đề thiếu trường học, áp lực sĩ số lớp học ở những khu đô thị lớn hiện nay, khi dân số cơ học không ngừng gia tăng nhưng lại thiếu quy hoạch xây dựng trường học.

Kiểm soát bữa ăn bán trú

Trưa 17/11 Trường Ischool Nha Trang tổ chức bữa ăn trưa cho 930 học sinh. Sau ăn khoảng 5 tiếng đồng hồ, một số học sinh xuất hiện các triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy. Sau đó tiếp tục xuất hiện thêm triệu chứng sốt, nôn, buồn nôn.

Đến 22 giờ 30 cùng ngày, nhiều học sinh được phụ huynh đưa đi nhập viện tại các bệnh viện ở TP Nha Trang. Thống kế có 600 học sinh và giáo viên bị ngộ độc, trong đó 1 học sinh tử vong

Sau khi sự việc trên xảy ra, các địa phương trong đó có có TP HCM đều rà soát và thực hiện nhiều giải pháp để kiểm soát cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm đối với bữa ăn bán trú tại trường học.

Sau đó, Bộ GD&ĐT cũng đã có chỉ đạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện an toàn thực phẩm trong các bếp ăn bán trú tại cơ sở giáo dục.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

19-01-2025 07:14

Nhiều người có quan niệm uống nghệ mật ong giúp chữa bệnh dạ dày. Vậy liệu người bệnh trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong không và nên dùng như thế nào?

Nổi bật trang chủ
19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

Đọc thêm
Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Lúc này, HLV Kim Sang-sik đang gấp rút tìm giải pháp thay thế Xuân Son và Công Phượng khả năng đang là một trong những...

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

18 Tháng 01, 2025

Bộ Ngoại giao Brazil đã công bố Nigeria gia nhập BRICS với tư cách là quốc gia đối tác của hiệp hội.

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Báo chí Thái Lan dự đoán sẽ có thêm 9 cầu thủ được nhập tịch nhằm giúp HLV Kim Sang-sik nâng tầm đội tuyển Việt...

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

18 Tháng 01, 2025

Táo Xuân 2025 không chỉ dừng lại ở việc mang đến những mảng miếng hài hước, dí dỏm mà còn lồng ghép nhiều thông điệp...

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

0.88564 sec| 2283.289 kb