Sáng 16/8, thông tin từ Công an huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết, đơn vị, đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Phước điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của hai nam thanh niên. Hai nạn nhân là Điểu C. (32 tuổi) và Điểu T. (30 tuổi), cùng ngụ tại thôn Bình Hà, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước).
Theo thông tin ban đầu, chiều ngày 15/8, phát hiện máy bơm nước dưới giếng (sâu gần 30 mét, rộng gần 1 mét) bị hư, anh C. trèo xuống để sửa. Sau gần 1h không thấy anh C. lên, gọi mãi cũng không trả lời nên anh T. trèo xuống giếng để tìm và không thấy trở lên.
Giếng sâu khoảng 30m, rộng gần 1m. Ảnh: Báo Bình Phước
Một lúc sau, một số người khác không thấy anh C. và anh T. trở lên, nghi có chuyện chẳng lành liền trình báo sự việc đến cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Bình Phước đã điều động 2 xe chuyên dụng cùng 15 cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp công an địa phương triển khai các phương án cứu hộ.
Sau hơn 1h trục vớt, đến 17h30’ cùng ngày, lực lượng chức năng đã trục vớt và đưa 2 nạn nhân lên khỏi giếng. Tuy nhiên, khi được đưa ra khỏi giếng cả hai nạn nhân đều đã tử vong. Hiện nguyên nhân 2 người tử vong dưới giếng sâu đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Lực lượng cứu nạn cứu hộ tìm cách đưa thi thể 2 nạn nhân đưa lên mặt đất. Ảnh: Báo Thanh niên
Trao đổi với Tạp chí Người đưa tin, TS Nguyễn Kim Sơn, nguyên Giám đốc trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai, ngạt khí luôn rình rập người dân, người lao động ở bất cứ nơi đâu. Môi trường cảnh báo nguy cơ thiếu oxy cao có thể dẫn đến tử vong là giếng, cống, bể ngầm,…
Theo đó, ngạt khí dẫn đến tử vong có thể vì nhiều loại khí như: cacbon monoxit (CO), cacbon đioxit (CO2), hydro sunfua (H2S), metal (CH4). Ở môi trường thiếu oxy trầm trọng trong vòng 30 giây nếu lượng oxy cung cấp không đủ có thể khiến người bình thường bị ngất và dẫn đến tử vong chỉ sau vài phút.
Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc như vậy, TS Nguyễn Kim Sơn gợi ý, theo dân gian, muốn biết dưới đáy giếng có an toàn hay không, trước khi xuống, người ta thường thả một sinh vật sống, có thể là gà con, chim non… xuống trong thời gian ngắn, khoảng 30 giây đến vài phút. Nếu sinh vật đó chết thì có rất nhiều khí độc như H2S.
Để đảm bảo an toàn, khi thực hiện vệ sinh những nơi này, không nên làm một mình, cần có người ở trên quan sát người ở dưới. Những người xuống bể đeo dây bảo hiểm kết nối với dây an toàn của người ở trên và nên có quy ước theo dõi sự an toàn.
Trong trường hợp người xuống đầu tiên gặp tai nạn, xuống ứng cứu cũng nên cẩn trọng kiểm tra mức độ an toàn của môi trường, không nên vội vàng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có thể tử vong theo “dây chuyền”. Tốt nhất là tuyệt đối không được tự ý xuống cứu khi chưa có đôồ phòng hộ bảo vệ (chẳng hạn như mặt nạ dưỡng khí của bộ đội phòng hóa).
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm