Xử lý ho khan có đờm hậu Covid thế nào là đúng?

Xử lý ho khan có đờm hậu Covid thế nào là đúng?
Tình trạng ho khan có đờm thường gặp ở nhiều người nhất là sau nhiễm virus Corona. Vậy xử lý ho khan có đờm như thế nào là đúng và hiệu quả?

Ho khan có đờm

Ho khan có đờm gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Ho khan có đờm là gì?

Ho khan là hiện tượng ho nhưng không kèm theo chất đờm hay chất nhầy từ cổ họng. Triệu chứng này gây kích thích dẫn đến ngứa rát, khó chịu tại cổ họng. Như vậy cụm từ “ho khan có đờm” trên thực tế không chính xác. Chỉ có ho khan, hoặc là ho có đờm chứ không có tình trạng gọi là ho khan có đờm. Tuy nhiên nhiều người không hiểu nên vẫn coi tình trạng ho có đờm là ho khan có đờm.

Ho khan, ho có đờm là cách cơ thể cố gắng loại bỏ chất nhầy thừa ra khỏi đường thở. Ho đờm ít gặp hơn nhưng có thể chiếm khoảng 1/4 đến 1/3 số bệnh nhân COVID-19. Ho khan có thể trở thành ho đờm theo thời gian. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng COVID-19 kéo dài, ho có thể kéo dài vài tháng sau khi nhiễm bệnh.

Đờm là chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp (khí phế quản, hốc mũi, xoang trán, họng,…) của con người. Trong thành phần đờm sẽ có:

  • Chất nhầy
  • Hồng cầu
  • Bạch cầu mủ
  • Các chất độc tấn công đường hô hấp

Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm với các chất dịch được tiết ra từ đường hô hấp (đờm) thông qua đường mũi và đường miệng. Ho có đờm không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng.

Dựa vào tình trạng mà bác sĩ nhận định hiện tượng ho đó là cấp tính hay mạn tính. Trong đó, nếu chứng ho có đờm diễn ra lâu ngày (trên 3 tuần) mà không khỏi được gọi là tình trạng mạn tính.

ho khan có đờm

Ho có đờm gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Vì sao có tình trạng ho có đờm?

Nguyên nhân gây ra ho có đờm tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là do một số loại bệnh lý về hô hấp. Cụ thể:

  • Ho có đờm do Covid-19: Covid-19 là căn bệnh do SARS-CoV-2 gây ra. Virus lây nhiễm vào các tế bào lót đường thở, đặc biệt là màng nhầy. Nhiễm trùng làm viêm các mô phổi. Khi các mô (phế nang) này bị viêm, sẽ tiết nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm. Người bệnh có thể khó thở hơn, phổi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đưa oxy đến cơ thể và loại bỏ chất thải.
  • Ho có đờm do tác động của môi trường: Môi trường ô nhiễm, chứa quá nhiều bụi bẩn, khói hoặc việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm khuẩn là các tác nhân chính gây ho có đờm. Trong trường hợp ho có đờm xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường thở thì việc điều trị dứt điểm rất khó khăn.
  • Ho có đờm do viêm phế quản: Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn ho khan. Càng để lâu, các cơn ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm. Đờm của người bệnh viêm họng và viêm phế quản thường nhớt và tập trung phần lớn ở phế quản, có màu trắng đục hoặc màu vàng, màu xanh. Đờm của bệnh nhân viêm phế quản thường được tiết ra nhiều nhất vào buổi sáng.
  • Ho có đờm do bệnh viêm phổi: So với lao phổi, tần suất ho của người bệnh viêm phổi sẽ dày hơn. Dịch đờm sẽ theo các cơn ho tống ra ngoài. Người bệnh thường cảm thấy tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi ho. Đờm được đưa ra ngoài thường có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt.
  • Nguyên nhân ho có đờm do giãn phế quản: Giãn phế quản là giai đoạn kế tiếp của viêm phế quản khi người bệnh không điều trị hoặc điều trị dứt điểm. Dịch đờm tiết ra nhiều vào buổi sáng sớm nên các cơn ho sẽ đến nhiều hơn vào khoảng thời gian này. Người bệnh giãn phế quản thường xuất hiện các cơn ho có đờm màu trắng đục (giống với màu mủ) và đóng thành từng khuôn, đánh bật đờm ra ngoài rất khó khăn.
  • Ho có đờm do viêm nhiễm đường thở: Viêm nhiễm đường thở làm phổi và niêm mạc thu hẹp, suy giảm hệ miễn dịch, từ đó hình thành nên các cơn ho có đờm lâu ngày không khỏi.
  • Do cảm cúm: Cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn ho có đờm. Trước khi tiến triển thành ho có đờm, người bệnh thường sẽ có các cơn ho gió, ho khan.
  • Do phổi: Người mắc bệnh lao phổi thường xuất hiện các cơn ho có đờm trong nhiều ngày. Đờm tiết ra có màu trắng đục. Trong một số trường hợp, đờm có thể lẫn máu. Đờm mủ có mùi hôi gây khó chịu. Ngoài tình trạng ho có đờm, người mắc sẽ cảm thấy đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm nhiễm. Bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp, từ đó gây tử vong.

ho khan có đờm

Cơ chế gây ho có đờm trong bệnh viêm phế quản

Cách xử lý khi bị ho khan có đờm xanh, vàng hay trắng đục

Việc xuất tiết đờm và ho là phản ứng bình thường của cơ thể giúp tống các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Nếu tình trạng này diễn ra không quá thường xuyên và không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh thì có thể để cơ thể tự điều chỉnh và tự khỏi.

Trong trường hợp ho khan đờm có máu, người bệnh cần đi khám ngay để được điều trị đúng cách và kịp thời.

Trong trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn với chất nhầy đường hô hấp, có một số thuốc thường được các bác sĩ kê đơn bao gồm:

1. Thuốc tiêu nhầy N-acetylcysteine (NAC)

Đây là thuốc tiêu nhầy có làm giảm độ quánh của đờm, dùng tốt trong các bệnh lý đường hô hấp có đờm nhày quánh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn nôn, nôn hoặc co thắt phế (hiếm gặp)... Nếu dùng dạng dung dịch có thể pha loãng để giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc. Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen, quá mẫn với thuốc.

Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của NAC, thuốc đã được sử dụng với người bệnh COVID-19.

Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm đã xem xét tác động của việc bổ sung NAC. Bổ sung 600 mg NAC bằng đường uống hai lần mỗi ngày trong 14 ngày làm giảm sự tiến triển của bệnh, giảm nhu cầu đặt nội khí quản và giảm tỷ lệ tử vong. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

2. Thuốc long đờm Bromhexine

Đây cũng là một loại thuốc tiêu nhầy (long đờm) được sử dụng để làm giảm độ nhớt của chất nhầy trong đường thở và tăng cường giải phóng chất nhầy trong các tình trạng liên quan đến tăng tiết chất nhầy, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các bệnh lý khác.

Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh hen (vì thuốc có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm), người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu không có khả năng khạc đờm hiệu quả (nguy cơ ứ đờm ở những trường hợp này). Thời gian dùng thuốc không được kéo dài quá 8-10 ngày nếu chưa có ý kiến thầy thuốc. Khi dùng các thuốc này cần uống nhiều nước để giúp làm lỏng đờm quánh.

3. Thuốc long đờm Guaifenesin

Đây cũng là thuốc có tác dụng làm loãng chất nhầy. Điều này sẽ không làm cho người bệnh bớt ho nhưng sẽ làm cho đờm loãng ra, dễ dàng tống ra ngoài qua phản xạ ho, giúp thông đường thở. Những loại thuốc này hoạt động tốt nhất để giúp giảm ho do tắc nghẽn ngực.

Tắc nghẽn ngực là tình trạng tích tụ của chất lỏng và chất nhầy trong phổi, có thể gây ra các triệu chứng đau, khó chịu, ho và khó thở. Tắc nghẽn ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo tim và phổi đang có vấn đề nghiêm trọng hoặc rối loạn nào đó cần điều trị.

4. Thuốc thông mũi Pseudoephedrine

Đây là thuốc có tác dụng làm co mạch máu trong màng nhầy, đặc biệt là trong xoang, làm chậm quá trình sản xuất chất nhầy. Chúng có tác dụng tốt nhất đối với chứng nghẹt mũi.

Lưu ý để dùng thuốc an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Tuân thủ liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn.

Thuốc có thể gây tương tác bất lợi với một số thuốc mà bệnh nhân đang dùng để điều trị các tình trạng sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các thuốc mà mình đang sử dụng, để có những cần thiết, tránh các tương tác thuốc bất lợi.

ho khan có đờm

Bộ Y tế hướng dẫn các bài tập ho tống đờm ra ngoài

5. Dung dịch xịt họng giúp giảm ho

Ho là yếu tố cần thiết để đẩy chất nhầy (làm cản trở quá trình hô hấp) ra khỏi phổi. Dùng thuốc giảm ho (trị ho khan) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, vì nó giữ chất nhầy bẩn trong phổi và đường thở.

Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh có những cơn ho kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thì có thể sử dụng dung dịch xịt họng với tác dụng giảm ho và giảm kích ứng cổ họng. Các dung dịch này có tác dụng tại chỗ, giúp giảm kích ứng họng, giảm đau họng, không ảnh hưởng đến cơ chế ho tống đờm của cơ thể.

Lưu ý chọn dung dịch xịt họng có nguồn gốc thảo dược để tránh tương tác với các thuốc uống điều trị bệnh.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

ho khan có đờmNếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Trường học chủ động phương án chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2025
23 Tháng 11, 2024

Giúp học sinh lớp 10 lựa chọn tổ hợp môn phù hợp hay tổ chức khảo sát HS khối 12 đăng ký hai môn tự chọn là cách nhiều trường thực hiện...

Đọc thêm
Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

23 Tháng 11, 2024

Tiền đạo Tiến Linh đánh giá cao năng lực của sao nhập tịch Xuân Sơn và háo hức được đá cặp với tiền đạo này....

VTV lên tiếng về vụ ô tô 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Hòa Bình

VTV lên tiếng về vụ ô tô 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Hòa Bình

23 Tháng 11, 2024

Xe 16 chỗ của Trung tâm Phim truyền hình (VFC) thuộc Đài Truyền hình Việt Nam gây tai nạn nghiêm trọng tại Mai Châu, Hòa...

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

23 Tháng 11, 2024

Vào sáng sớm nay (23/11), khu vực đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện lớp băng...

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

23 Tháng 11, 2024

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển...

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

23 Tháng 11, 2024

Man United và Arsenal đang gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu mộ Viktor Gyokeres của Sporting.

0.74797 sec| 2283.297 kb