Thị giá cổ phiếu DIG giảm liên tiếp 9 phiên từ 9/6-21/6, thậm chí 6 phiên trong đó là giảm sàn. Mặc dù hồi phục khi tăng trần 6,98% trong phiên 22/6 lên mức 33.700 đồng/cp, tuy nhiên từng ấy không thấm vào đầu với đà lao dốc trước đó của cổ phiếu này.
Chỉ tính từ đầu tháng 6 đến nay, giá cổ phiếu DIG đã giảm ttới hơn 44% giá trị. Còn nếu so sánh với mốc đỉnh thiết lập hồi đầu năm, DIG chỉ còn lại khoảng 1/3 thị giá, tương ứng vốn hóa Công ty đã "bốc hơi" đến hơn 43.000 tỷ đồng (~1,9 tỷ USD).
Năm 2021, DIG dẫn đầu trong đợt sóng cổ phiếu bất động sản khoảng cuối năm 2021, đặc biệt ngày 11/2/2022, cổ phiếu này đạt đỉnh 119.800 đồng/cổ phiế.
Chủ tịch HĐQT DIG Nguyễn Thiện Tuấn.
Tuy nhiên, sau đó Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra dự báo có phần thận trọng đối với DIG cùng mức giá mục tiêu chỉ 36.100 đồng/cổ phiếu, tức là chỉ tương đương 1/3 mức thị giá thời điểm đó.
VDSC dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của DIG trong năm 2022 dự kiến sẽ thấp hơn so với năm 2021 do không có thu nhập đột biến. Đồng thời đề cập đến rủi ro về việc giá đất tăng cao có thể ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng tại các dự án lớn như Long Tân và Bắc Vũng Tàu và dù có quỹ đất lớn nhưng thời gian triển khai không chắc chắn.
Từ dự báo, DIG liên tục lao dốc mạnh với nhiều phiên sàn và có thời điểm xuống dưới 64.000 đồng/cổ phiếu (phiên 8/2), giảm gần một nửa thị giá sau đúng 1 tháng đạt đỉnh. Tại đây, cổ phiếu này quay ngoắt 180 độ và nhanh chóng hồi lại vùng giá trên 90.000 đồng/cổ phiếu.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vào đầu tháng 3 cũng đã đưa ra nhận định kém hấp dẫn đối với DIG và đà tăng mạnh của giá cổ phiếu này không phản ánh đúng giá trị cơ bản. Mức giá hợp lý VCSC đưa ra chỉ là 42.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng chưa đến một nửa thị giá DIG thời điểm đó.
Đến nay, thị giá DIG thậm chí đã lùi sâu dưới ngưỡng định giá của các CTCK trên.
Ngoài việc mất giá, nhiều cổ đông lớn cũng tìm cách thoái lui. Trước hết là CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam. Kể từ sau khi rót tiền vào DIG cuối năm 2020, Him Lam đã không ngừng chốt lời đặc biệt trong giai đoạn tăng nóng cuối năm ngoái đến đầu năm 2022. Tần suất bán ra ngày càng dày đặc bất chấp cổ phiếu này đã quay đầu điều chỉnh sâu sau khi đạt đỉnh, bởi với mức giá vốn thấp, Him Lam vẫn còn lãi rất lớn với khoản đầu tư vào DIG dù đã "chốt lời" hàng nghìn tỷ.
Ước tính từ đầu năm, Him Lam đã "bơm" ra thị trường khoảng 42 triệu cổ phiếu DIG. Chiều đối ứng chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân do đó không bất ngờ khi lượng cổ đông tham dự ĐHCĐ thường niên 2022 tăng đột biến.
Sau Him Lam, đến lượt Thiên Tân thông báo đã bán 1,85 triệu cổ phiếu DIG vào giữa tháng 5. Sau giao dịch, Thiên Tân còn sở hữu 88,5 triệu cổ phiếu DIG, tỷ lệ nắm giữ giảm từ 18,07% xuống 17,7%.
Trong bối cảnh thị giá DIG liên tục lao dốc không phanh, Chủ tịch HĐQT DIG Nguyễn Thiện Tuấn đã gửi thư trấn an cổ đông, cho rằng tiềm lực của công ty chưa được phản ánh đúng vào giá cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây do xu hướng tiêu cực chung của thị trường, sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11/2021, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, áp lực lạm phát tăng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất làm ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam
Chủ tịch DIC Corp nhận định các ảnh hưởng gần đây của thị trường chỉ mang tính ngắn hạn đến thị giá cổ phiếu và sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng phát triển dài hạn của DIC Corp.
Theo ông Tuấn, DIC Corp sẽ tiếp tục triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh tại 5 dự án trọng điểm năm nay, gồm dự án Khu dân cư Vị Thanh - Hậu Giang, dự án Khu phức hợp CSJ (Vũng Tàu), dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), dự án Khu nhà ở Lam Hạ - Hà Nam và dự án Khu đô thị ATA Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm