Viêm xoang sàng có nguy hiểm không?
MỤC LỤC Viêm xoang sàng là gì? Triệu chứng viêm xoang sàng thường gặp Viêm xoang sàng có nguy hiểm không? Các biện pháp điều trị viêm xoang sàng |
Viêm xoang sàng là gì?
Xoang sàng là một hệ thống các hốc xoang nhỏ nằm sâu bên trong hốc mũi, giữa hai mắt và ở phía sau mũi. Chúng có vai trò quan trọng trong việc làm ẩm, sưởi ấm không khí hít vào, lọc bụi bẩn và giúp giảm trọng lượng của hộp sọ. Viêm xoang sàng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại các xoang sàng – một nhóm các xoang nhỏ nằm giữa hai hốc mắt, phía sau sống mũi.
Dựa vào vị trí, viêm xoang sàng được chia thành hai loại chính:
- Viêm xoang sàng trước: Xảy ra ở các hốc xoang sàng nằm ở phía trước, gần hốc mắt và sống mũi.
- Viêm xoang sàng sau: Xảy ra ở các hốc xoang sàng nằm ở phía sau, gần nền sọ và có liên quan đến dây thần kinh thị giác.
Khi bị viêm, niêm mạc xoang sàng phù nề, gây tắc nghẽn các lỗ thông xoang, dẫn đến ứ đọng dịch nhầy và mủ bên trong. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Triệu chứng viêm xoang sàng thường gặp
Người bệnh có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ viêm cũng như trạng thái cơ thể của mỗi người. Các triệu chứng điển hình nhất bao gồm:
- Đau nhức vùng gốc mũi, giữa hai mắt, lan lên trán, đỉnh đầu hoặc sau gáy.
- Chảy dịch mũi đặc, có màu trắng đục, vàng hoặc xanh, có thể có mùi hôi.
- Nghẹt mũi một hoặc hai bên, khó thở.
- Giảm hoặc mất khứu giác.
- Đau đầu, có thể kèm theo sốt và mệt mỏi.
- Ù tai, chóng mặt.
- Ho, đặc biệt là ho đêm do dịch chảy xuống họng.
Viêm xoang sàng có nguy hiểm không?
Viêm xoang sàng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Mức độ nguy hiểm của viêm xoang sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại viêm xoang sàng: Viêm xoang sàng trước có nguy cơ biến chứng nội sọ cao hơn do vị trí gần với não.
- Mức độ nghiêm trọng của viêm: Viêm xoang sàng cấp tính thường dễ điều trị hơn viêm xoang sàng mạn tính.
- Thời gian mắc bệnh: Viêm xoang sàng kéo dài làm tăng nguy cơ biến chứng.
- Sức khỏe tổng thể của người bệnh: Những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh nền khác dễ gặp biến chứng hơn.
Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm:
- Gây biến chứng ở mắt: Xoang sàng nằm gần hốc mắt, nếu viêm nhiễm lan rộng có thể gây viêm ổ mắt, áp xe mí mắt, sưng đau quanh mắt, thậm chí giảm thị lực.
- Biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang (có thể gây tử vong).
- Viêm tai giữa, viêm họng mãn tính: Dịch mủ từ xoang chảy xuống họng, ống tai có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm thứ phát.
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, giảm tập trung khiến người bệnh suy giảm hiệu suất học tập, làm việc.
Biến chứng viêm xoang sàng sau
Các biện pháp điều trị viêm xoang sàng
Việc điều trị viêm xoang sàng tập trung vào việc giảm viêm, làm thông thoáng đường thở, loại bỏ dịch nhầy và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm:
1. Điều trị nội khoa
Thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen giúp giảm đau nhức đầu, đau mặt và hạ sốt.
Thuốc kháng viêm: Corticosteroid đường uống, tiêm hoặc xịt mũi giúp giảm viêm tại chỗ, làm thông thoáng đường thở.
Thuốc kháng sinh: Chỉ được sử dụng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn (dịch mũi có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi, sốt cao). Các kháng sinh thường dùng là: amoxicillin, amoxicillin-clavulanate, cephalosporin, macrolide,…Liệu trình kéo dài từ 7-14 ngày.
Thuốc kháng histamin: Được sử dụng trong trường hợp viêm xoang có liên quan đến dị ứng.
Thuốc làm loãng dịch nhầy: Acetylcysteine, guaifenesin có thể giúp làm loãng dịch nhầy, dễ dàng đào thải ra ngoài.
Thuốc thông mũi: giúp giảm nghẹt mũi nhanh chóng nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
2. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp viêm xoang sàng mạn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa tích cực, hoặc khi có các bất thường về cấu trúc mũi xoang gây cản trở sự dẫn lưu dịch.
3. Biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tại nhà
Xông hơi
Hít hơi nước ấm (có thể thêm tinh dầu bạc hà, khuynh diệp) giúp làm ẩm đường thở và loãng dịch nhầy.
Chườm ấm vùng mặt
Giúp giảm đau nhức và khó chịu.
Uống đủ nước
Giúp làm loãng dịch nhầy.
Tránh các tác nhân gây kích ứng
Khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa...
Sử dụng máy tạo ẩm
Duy trì độ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt là vào mùa khô.
Các tác nhân gây dị ứng
Dùng Thuốc Xoang có thành phần thảo dược
Đông y có bài thuốc xoang hiệu quả, với thành phần từ một số thảo dược như thương nhĩ tử, hoàng kỳ, phòng phong, tân di hoa, bạch truật… Bài thuốc xoang có tác dụng tiêu viêm, thông mũi, thường dùng với các trường hợp nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Bài thuốc xoang Đông y đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Xoang dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Xoang dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị viêm xoang có thể tham khảo sử dụng.
Dùng dung dịch xịt Mũi Xoang có thành phần thảo dược
Một số loại thảo dược như bạch chỉ, thương nhĩ tử, ngũ sắc… giúp hỗ trợ thông mũi, giảm nhanh hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang cấp và mạn tính.
Kết hợp các loại thảo dược này tạo nên dung dịch dạng xịt. Xịt 1-2 nhịp xịt/lần, mỗi bên mũi 3-4 lần/ngày sẽ giúp hỗ trợ thông xoang mũi.
Dung dịch xịt Mũi Xoang thành phần thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị viêm xoang có thể tham khảo sử dụng.
Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm