I. Bệnh viêm xoang hàm là gì?
Viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc bao phủ xoang hàm, tỷ lệ người mắc bệnh viêm xoang hàm trong số những người bị viêm xoang là nhiều nhất.
Theo cấu trúc giải phẫu, xoang hàm là xoang lớn nhất trong các xoang ở cạnh mũi, với thể tích khoảng 15-30 ml và bao gồm các hốc xoang nằm xung quanh nằm vùng mắt, hai bên gò má.
Viêm xoang hàm được chia thành các loại như:
Viêm xoang hàm cấp tính
Người bị viêm xoang hàm cấp tính có những triệu chứng như: Sổ mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, đau vùng mặt.
- Đối với nhức đầu, đau mặt: Cơn đau ban đầu ở vùng mũi xoang, sau lan tới hai bên má, thái dương và hốc mắt. Thường đau nhiều hơn vào buổi sáng, buổi trưa, mức độ đau sẽ giảm dần vào cuối ngày. Người bệnh có thể bị đau dữ dội hơn khi gập người, cúi đầu hoặc khi vận động mạnh.
- Đối với triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi: Ban đầu nước mũi loãng và trong, sau đó sẽ đặc dần lên và có màu vàng. Một số trường hợp dịch nước mũi có mùi hôi khó chịu, hoặc có mủ.
Các triệu chứng này xuất hiện và kéo dài trong khoảng 4 tuần, nếu không được xử lý kịp thời thì tình trạng này sẽ vẫn tiếp diễn và trở thành viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang hàm mạn tính
Người bị viêm xoang hàm mạn tính thường có các biểu hiện như: Tắc nghẹt mũi nặng, đau nhức mũi, người bệnh cảm thấy khó thở, dịch mũi có thể có màu xanh. Các triệu chứng này diễn ra từ trên 12 tuần trở lên.
II. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang hàm
Viêm xoang hàm diễn ra rất phổ biến, bệnh thường âm ỉ, có khả năng lan rộng và dễ tái phát. Do vậy, người bệnh cần hiểu rõ được nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa bệnh diễn biến nặng hơn.
Có thể kể đến một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang hàm như:
- Cơ địa viêm xoang: Y học cổ truyền coi đây là nguyên nhân sau cùng của bệnh viêm xoang nói chung, viêm xoang hàm nói riêng. Vốn dĩ, tất cả mọi người đều tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ mỗi ngày, nhưng vì cơ địa xoang mỗi người mỗi khác, nên có người phát ra thành bệnh viêm xoang, có người lại khoẻ mạnh. Việc quy định nguyên nhân thực sự của viêm xoang là do cơ địa cũng giúp Y học cổ truyền xác định được phương pháp điều trị tận gốc hiệu quả hơn hẳn so với các giải pháp thông thường.
- Viêm mũi dị ứng: Viêm xoang hàm có thể là hậu quả của tình trạng viêm mũi dị ứng, do các tác nhân dị ứng gây ra (phấn hoa, lông động vật, bụi nhà…).
- Bất thường trong cấu trúc giải phẫu của mũi (lệch vách ngăn): Cấu trúc xoang mũi bất thường có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập và gây viêm xoang hàm.
- Mắc một số bệnh lý về răng: sâu răng, u hạt quanh chân răng… Tình trạng nhiễm khuẩn ở răng có thể lan rộng tới vùng xoang hàm và gây ra viêm.
- Chấn thương vùng mũi, hình thành ổ viêm trong xoang hàm.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết quá hanh khô, độ ẩm thấp làm cho mạch máu dẫn đến xoang hàm bị tổn thương, dễ vỡ. Tình trạng này có thể gây viêm, đau nhức xoang hàm.
- Sự tấn công của các loại vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Vi khuẩn gây viêm xoang hàm có thể là: Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae, Moraxella Catarrhalis.
III. Bị viêm xoang hàm uống thuốc gì nhanh khỏi - Thuốc tây?
Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp điều trị nội khoa được áp dụng phổ biến cho người bị viêm xoang hàm. Mục đích của việc dùng thuốc đó là giải quyết nguyên nhân gây viêm xoang, giảm nhẹ triệu chứng, giảm phản ứng quá mẫn của cơ thể trước các tác nhân dị ứng gây viêm xoang hàm.
Thuốc trong điều trị viêm xoang hàm chỉ nên sử dụng khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng cho người bị viêm xoang hàm là:
1. Thuốc kháng sinh
Với những trường hợp viêm xoang hàm do do vi khuẩn gây nên thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là rất quan trọng để giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn.
Tuy nhiên, tỷ lệ các loại vi khuẩn có liên quan đến viêm xoang hàm nói riêng hay viêm xoang nói chung kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng gia tăng. Chẳng hạn như có khoảng 25% trường hợp bị viêm xoang hàm do vi khuẩn S. Ppneumoniae gây ra có thể kháng lại penicillin, macrolides…
Và việc lựa chọn dùng thuốc kháng sinh thường dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh hoặc bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng 4-6 tuần gần đây không.
Một số loại thuốc kháng sinh dùng cho người bị viêm xoang hàm bao gồm: Amoxicillin, Ampicillin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Cephalexin, Cefoxitin, Cefaclor…
2. Thuốc kháng histamin H1 trị viêm xoang hàm
Histamin H1 là hợp chất tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, trong đó phải kể đến là phản ứng dị ứng và phản ứng viêm.
Vì thế, ức chế hoạt động của histamin H1 là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tình trạng viêm xoang hàm và cải thiện các triệu chứng bệnh.
Cụ thể, thuốc kháng histamin H1 có thể giúp làm giảm tiết dịch nhầy mũi xoang, giảm tắc nghẹt mũi, sổ mũi…
Các loại thuốc kháng histamin có thể được bác sĩ kê đơn bao gồm: Terphenadin, citirizin, promethazin, clorpheniramin…
3. Thuốc thông mũi/corticoid toàn thân
Thuốc corticoid toàn thân dùng cho người bị viêm xoang hàm có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm xoang hàm, giảm xung huyết hoặc phù nề.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc corticoid toàn thân cần hết thận trọng bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như:
- Viêm loét dạ dày - tá tràng, nôn, buồn nôn, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.
- Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng.
- Loãng xương, mất xương.
- Đục thủy tinh thể, viêm loét giác mạc.
Ngoài ra, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định các loại thuốc thông mũi để giúp giảm tình trạng tắc nghẹt mũi, giúp dẫn lưu trong xoang tốt hơn. Thuốc thông xoang mũi có được bào chế dưới dạng siro hoặc viên nén.
Các loại thuốc thông xoang mũi thường được sử dụng đó là: phenylephrine hoặc pseudophedrine…
4. Thuốc giảm đau hạ sốt
Trong trường hợp, người bị viêm xoang hàm bị sốt cao trên 38.5oC và kéo dài trong nhiều ngày thì có thể dùng thuốc hạ sốt như: paracetamol, aspirin, ibuprofen.
Ngoài ra, nếu người bệnh cảm thấy đau nhức quá mức vùng xoang mũi, cơn đau lan rộng đến thái dương, trán hoặc đỉnh đầu thì có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc giảm đau như: paracetamol, aspirin.
Lưu ý rằng, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc Tây như đã nêu trên. Và chỉ được sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ.
IV. Thuốc Đông y trị viêm xoang hàm
Theo quan điểm của Đông Y, viêm xoang hàm do cơ địa sinh ra, khi cơ thể bị mất cân bằng âm dương, suy giảm vệ khí khiến cho ngoại tà dễ dàng xâm nhập và gây bệnh viêm xoang.
Vì vậy, việc chữa trị viêm xoang hàm theo quan điểm của Đông Y là thiết lập trạng thái cân bằng âm dương, giúp cho cơ địa xoang hàm luôn khỏe mạnh để nâng cao thể trạng cơ thể, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây viêm xoang hàm.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện tràn lan các sản phẩm Đông Y không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm định chất lượng rõ ràng khiến cho bệnh tình không được cải thiện mà còn gây nguy hại cho sức khỏe.
Chỉ có sản phẩm Viên Xoang Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới đem lại hiệu quả vượt trội, cạnh tranh trực tiếp với thuốc Tân dược, nhất là trong điều trị và phòng ngừa tái phát viêm xoang hàm mạn tính.
Đặc biệt, Viên Xoang Ngự Y Mật Phương được sản xuất từ dược liệu sạch, dược tính cao theo tiêu chuẩn GACP-WHO theo tiêu chuẩn Thực hành trồng trọt tốt của Tổ chức Y tế thế giới.
Viên Xoang Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất theo tiêu chuẩn GMP-WHO, được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải vàng Chất lượng Quốc gia.
Sử dụng Viên Xoang Ngự Y Mật Phương, người bệnh không chỉ nhanh chóng giảm triệu chứng của viêm xoang hàm, mà còn thấy rõ tác dụng ngăn ngừa tái phát vô cùng hiệu quả - Dùng đủ liệu trình hạn chế tái phát tới vài năm.
V. Một số bài thuốc dân gian trị viêm xoang hàm tại nhà
Dân gian có sử dụng một số bài thuốc trị viêm xoang hàm ngay tại nhà trong trường hợp viêm xoang hàm nhẹ. Cụ thể như sau:
1. Nghệ
Nghệ đem tới nhiều lợi ích cho người bị viêm xoang hàm. Cụ thể là thành phần Curcumin trong nghệ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, nhờ đó giúp giải quyết nguyên nhân gây viêm xoang hàm liên quan đến vi khuẩn.
Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng tăng cường thông xoang mũi, dẫn lưu khí trong xoang tốt hơn.
Cách sử dụng nghệ trong hỗ trợ điều trị viêm xoang hàm như sau:
Cách 1: Giã hoặc xay nghệ tươi, loại bỏ bã và giữ lại phần nước cốt. Dùng phần nước cốt này để nhỏ mũi, mỗi tuần nhỏ mũi khoảng 2-3 lần, mỗi lần nhỏ 2-3 giọt.
Cách 2: Pha hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để ngậm họng trong khoảng 10-15 phút.
2. Gừng tươi
Gừng cũng là nguyên liệu phổ biến dùng cho người bị viêm xoang hàm. Trong thành phần của gừng, có một thành phần dưỡng chất rất quý giá đó là Gingerol, có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, chống oxy hóa.
Nhờ đó làm giảm triệu chứng của người bị viêm xoang hàm, giảm tiết dịch nhầy ở niêm mạc mũi xoang và giúp thông xoang mũi.
Hơn thế nữa, sử dụng gừng tươi là biện pháp hiệu quả cho các trường hợp giảm đau nhức xoang, đau nặng vùng mặt.
Cách dùng gừng tươi để trị viêm xoang hàm như sau:
- Cách 1: Xông hơi mũi xoang với gừng, mỗi ngày làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút.
- Cách 2: Uống trà gừng mật ong thường xuyên, vừa giúp thông xoang mũi vừa cải thiện sức đề kháng.
- Cách 3: Chườm ấm mũi bằng khăn mềm đã nhúng nước ấm để cải thiện triệu chứng viêm xoang hàm khó chịu.
3. Hành tây
Biện pháp dân gian chữa viêm xoang hàm tiếp theo phải kể đến đó là sử dụng hành tây. Thành phần Quercetin có trong hành tây giảm viêm xoang hàm, kháng khuẩn, ngăn cho viêm xoang tiến triển nặng hơn.
Bạn có thể sử dụng hành tây để chữa viêm xoang hàm bằng cách chế biến loại thực phẩm này thành các món ăn như: thịt bò xào hành tây, trứng xào hành tây, thịt lợn xào hành tây…
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu chi tiết hơn về các loại thuốc có thể sử dụng cho viêm xoang hàm.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm