Nguy cơ viêm mũi xoang mạn đợt cấp
MỤC LỤC Viêm mũi xoang mạn đợt cấp là gì? Triệu chứng của viêm mũi xoang mạn đợt cấp Điều trị viêm mũi xoang mạn tính trong đợt cấp như thế nào? |
Viêm mũi xoang mạn đợt cấp là gì?
Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi kéo dài trên 12 tuần.
Viêm mũi xoang mạn đợt cấp là tình trạng các triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính trở nên nặng hơn một cách đột ngột. Các đợt cấp thường xảy ra do bệnh tái phát hoặc nặng hơn do:
- Nhiễm virus đường hô hấp trên (cảm lạnh, cúm)
- Vi khuẩn xâm nhập khi đề kháng yếu
- Ô nhiễm không khí, khói bụi, hóa chất
- Dị ứng thời tiết, phấn hoa, lông động vật
- Không điều trị triệt để đợt viêm trước đó
Các đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang
Triệu chứng của viêm mũi xoang mạn đợt cấp
Các triệu chứng có thể tương tự như viêm mũi xoang cấp tính nhưng thường nặng nề hơn và kéo dài hơn. Chúng bao gồm:
- Nghẹt mũi nặng, khó thở
- Đau âm ỉ hoặc nhức buốt vùng trán, má, quanh mắt
- Chảy dịch mũi màu vàng xanh, có mùi hôi
- Ho kéo dài, nhất là về đêm
- Mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Giảm khứu giác, đau tai, ù tai (nếu viêm lan rộng)
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính trong đợt cấp như thế nào?
Mục tiêu điều trị là giảm viêm, cải thiện dẫn lưu xoang và kiểm soát nhiễm trùng nếu có. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc kháng sinh: Amoxicillin-clavulanate, Cefuroxime, Levofloxacin,...thường được chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu nhiễm khuẩn như dịch mũi màu vàng xanh, sốt kéo dài.
Corticosteroid xịt mũi: Giúp giảm viêm niêm mạc mũi xoang. Cần sử dụng đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Corticosteroid đường uống: Có thể được chỉ định trong các đợt cấp nặng để giảm viêm nhanh chóng, nhưng thường chỉ dùng trong thời gian ngắn do tác dụng phụ.
Thuốc thông mũi: Có thể giúp giảm nghẹt mũi tạm thời, nhưng không nên sử dụng kéo dài (quá 5-7 ngày) vì có thể gây tác dụng ngược.
Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau đầu hoặc đau mặt.
Thuốc kháng histamine: có hiệu quả đối với các trường hợp khởi phát do nguyên nhân dị ứng.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi giúp làm sạch dịch nhầy, kháng khuẩn nhẹ.
Nên thực hiện nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.
Rửa mũi với nước muối giúp giảm triệu chứng do viêm mũi xoang
Liệu pháp xông hơi
Xông hơi với thành phần tinh dầu thảo dược tự nhiên mang tới nhiều lợi ích như: làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, làm ẩm đường hô hấp, giảm viêm và giảm kích ứng.
Các tinh dầu thường được sử dụng là: tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, gừng…
Sử dụng Dung dịch Xịt mũi xoang thành phần từ thảo dược
Dung dịch Xịt mũi xoang với thành phần từ thảo dược như Bạch chỉ, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc… giúp hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cần xịt 1-2 nhịp xịt/lần mỗi bên mũi, 3-4 lần/ngày.
Ngoài ra, với các trường hợp viêm xoang mạn tính cần điều trị lâu dài, có thể tham khảo dùng Thuốc Xoang dạng viên nén sản xuất từ thảo dược tại nhà máy chuẩn GMP-WHO.
Thuốc Xoang sản xuất từ thảo dược giúp tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Dung dịch xịt mũi xoang và thuốc xoang sản xuất từ dược liệu đều có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị viêm xoang có thể tham khảo sử dụng.
Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm