I - Viêm loét dạ dày có phải mổ không?
Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa khi lớp niêm mạc trong dạ dày có các biểu hiện như viêm, sưng, tấy đỏ. Người bị viêm loét dạ dày phần lớn do nhiễm khuẩn HP, uống thuốc kháng viêm không steroid quá nhiều hoặc dùng thực phẩm chứa chất kích thích.
Người mắc viêm loét dạ dày liên tục chịu đựng cơn đau từ vùng thượng vị rồi lan sang vùng lân cận. Ngoài ra căn bệnh còn đi kèm với chứng nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu khiến sức khỏe và cuộc sống người bệnh chịu tác động lớn.
Nếu không khắc phục đúng cách sẽ gặp nhiều tổn hại nguy hiểm như như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… Hiện nay chữa viêm loét dạ dày không có chỉ định mổ mà thực hiện chủ yếu thông qua biện pháp nội khoa - dùng thuốc đặc trị.
Tuy vậy việc can thiệp bằng ngoại khoa (phẫu thuật mổ dạ dày) được thực hiện trên các bệnh nhân gặp biến chứng ở dạ dày hoặc dùng thuốc không có kết quả. Trường hợp này người bệnh sẽ được kiểm tra tổng quát, phân tích từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn rồi mới thực hiện.
II - Các trường hợp được chỉ định mổ viêm loét dạ dày
Để xác định chính xác bệnh nhân viêm loét dạ dày có phải mổ không sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là 5 trường hợp điển hình mà người mắc chứng viêm loét được chỉ định mổ.
1. Viêm loét dạ dày nặng do chữa trị nội khoa không hiệu quả
Người bệnh nên tiến hành mổ dạ dày khi vận dụng cách điều trị nội khoa không đem đến chuyển biến tốt. Lúc này bác sĩ thực hiện cắt bỏ vùng bị loét để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến chứng.
Thông thường sau khi mổ vết loét người bệnh cần nằm viện từ 8 đến 10 ngày để theo dõi. Trong thời gian này người bệnh sẽ được kê thuốc và hướng dẫn chế độ ăn phù hợp để cơ thể nhanh khôi phục.
2. Người bị hẹp môn vị
Môn vị có vị trí nằm tại điểm nối giữa 2 cơ quan dạ dày và tá tràng. Người bị hẹp môn vị thì cơ quan này sẽ bị teo và co lại khiến viện vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn.
Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình như: buồn nôn, nôn mửa, sụt cân, sợ hãi khi ăn uống... Nhóm đối tượng này sẽ được bác sĩ loại bỏ phần môn vị bị hẹp và một phần của dạ dày. Tiếp đó thực hiện móc nối dạ dày với ruột non để hệ tiêu hóa của bệnh nhân hoạt động bình thường trở lại.
3. Thủng dạ dày
Thủng dạ dày xảy ra khi các vết loét đã quá nặng bào mòn niêm mạc dạ dày tạo ra lỗ hổng. Những tổn thương khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn dù đã uống thuốc nhưng cơn đau không thuyên giảm.
Nếu không được xử lý kịp thời dịch từ trong dạ dày sẽ lan ra ổ bụng gây viêm màng bụng, nhiễm trùng rồi sốc nặng dẫn đến tử vong.
Trong trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại phần dạ dày bị thủng và xử lý phần dịch đã tràn ra dạ dày. Song song với đó là tiến hành các kỹ thuật chống viêm, chống nhiễm trùng để hạn chế thấp nhất thương tổn cho người bệnh.
4. Biến chứng xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày xảy ra khi các vết loét tiến triển nặng với các biểu hiện như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Khi có biểu hiện chảy máu dạ dày nhẹ, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn thực đơn ăn uống. Ngược lại, khi mức độ chảy máu diễn biến nặng thì cần thực hiện phẫu thuật để ổn định chức năng dạ dày.
5. Người có dấu hiệu ung thư dạ dày
Người bệnh cần chú ý các biểu hiện thường gặp như: ăn không ngon miệng, đắng miệng, sụt cân, đau dạ dày không theo chu kỳ, đau thượng vị uống thuốc không đỡ… Nếu các tế bào ung thư chưa di căn thì bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy vào mức độ tổn thương.
III - Các kỹ thuật thực hiện mổ viêm loét dạ dày
Mổ viêm loét dạ dày là kỹ thuật hiện đại yêu cầu chuyên môn và trang thiết bị tân tiến. Hiện nay, các đơn vị y tế thực hiện một số thủ thuật như sau:
- Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần dạ dày bị loét cho người bị viêm loét nặng, thủng dạ dày. Việc cắt bỏ giúp ngăn ngừa các vết loét tiến triển nặng hơn, đồng thời giúp giảm tiết axit dịch vị. Sau khi cắt dạ dày thì ruột non và thực quản sẽ được liên kết trực tiếp với nhau.
- Phẫu thuật tạo hình môn vị: Thực hiện trong trường hợp người bệnh bị hẹp môn vị, chủ yếu là phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng ăn không tiêu, khó tiêu, buồn nôn, tắc nghẽn dạ dày… do hẹp môn vị gây nên.
- Phẫu thuật cắt dây thần kinh số X: Dây thần này kinh thực hiện chức năng cân đối việc bài tiết axit dịch vị. Cắt dây thần kinh số X sẽ giúp giảm tiết axit dịch vị gây tổn thương dạ dày, cũng giúp giảm tình trạng axit trào ngược lên thực quản.
Thực tế kỹ thuật loại bỏ dây thần kinh X ít được lựa chọn vì chúng liên quan trực tiếp đến gan cùng hệ thống cơ quan khác. Nếu cắt dây thần kinh X sẽ tác động tiêu cực đến cơ quan nội tạng đó. Vì vậy bác sĩ vẫn ưu tiên thực hiện kỹ thuật cắt bỏ dạ dày cho người bị viêm loét.
IV - Biến chứng sau khi mổ viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có phải mổ không sẽ dựa trên kết quả hiện trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên khi thực hiện mổ vết loét tại dạ dày thì người bệnh phải đối diện với các biến chứng như:
- Thiếu máu: Các chất cần thiết cho quá trình sản sinh máu như vitamin B12, sắt chủ yếu được hấp thụ tại dạ dày. Khi loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày làm cho việc thu nạp dưỡng chất bị hạn chế khiến cơ thể thiếu máu.
- Hấp thu dinh dưỡng kém: Khi cắt bỏ dạ dày, thức ăn sẽ được đưa từ thực quản xuống hỗng tràng. Lượng thức ăn không được lưu lại ở dày lâu nên thời gian để hấp thu dinh dưỡng sẽ giảm đi khiế dưỡng chấp hấp thu giảm.
- Hội chứng dumping: Xảy ra ở những người sau khi cắt dạ dày với các biểu hiện là: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
- Hở hoặc loét vết thương: Có thể do kỹ thuật phẫu thuật khiến các vết khâu nối bị hở, bục khi này người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Chảy máu tiêu hóa, đau bụng, giảm cân, suy nhược… gây nguy hiểm đến tính mạng.
V - Biện pháp phòng tránh biến chứng viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày khiến sức khỏe và đời sống sinh hoạt bị tác động nghiêm trọng. Do đó người bệnh cần điều chỉnh dinh dưỡng, lối sống để ngăn ngừa bệnh nhanh chóng. Dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh có thể áp dụng:
1. Điều chỉnh thói quen ăn uống
Việc ăn uống sẽ chi phối trực tiếp đến hoạt động, chức năng của dạ dày. Vậy nên để bảo vệ dạ dày tốt nhất bạn nên thực hiện các vấn đề sau:
- Chú ý thời gian ăn uống: Người bệnh không bỏ bữa, ăn uống đúng giờ để cơ thể thu nạp các chất tốt. Việc này còn cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, hạn chế dạ dày bị rỗng khiến lượng axit tăng nhanh chóng.
- Tránh để bụng bị đói hoặc quá no: Khi ăn quá no sẽ làm kích thước dạ dày giãn nở, thức ăn bị lưu lại trong thời gian dài gây chướng bụng, đau tức thượng vị. Nếu để dạ dày đói thì nồng độ axit tại khu vực này sẽ tăng cao làm tổn thương khu vực niêm mạc dạ dày.
- Ăn uống bình tĩnh, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát và giảm hoạt động cho dạ dày.
- Không dùng món cay nóng, chiến rán nhanh, đồ quá cứng quá lạnh hoặc quá ngọt để tránh gây khó tiêu, kích ứng niêm mạc dạ dày..
- Không uống đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê, cô ca… để tránh tổn thương cho lớp niêm mạc tại dạ dày.
- Ưu tiên sử dụng rau củ quả tươi để gia tăng lượng vitamin và khoáng chất quan trọng để nhanh trung hòa axit và hỗ trợ làm lành vết loét.
2. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
Người bệnh không lao động quá mức, hạn chế căng thẳng, áp lực, stress. Cơ thể chịu sức ép lớn thì hệ thần kinh thực vật tiết ra loại hormone làm tăng tiết axit dịch vị dẫn đến tổn thương dạ dày nghiêm trọng.
Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi đúng giờ để cơ thể không mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe. Theo đó các trường hợp mệt mỏi thì lượng máu cung cấp đến các cơ quan giảm sút khiến các hoạt động đặc biệt việc bài tiết axit dịch vị liên tục.
Ngoài ra cần thường xuyên luyện tập thể thao để cải thiện sức khỏe, duy trì sức đề kháng giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.
3. Dùng thuốc điều trị hợp lý
Người bệnh viêm loét dạ dày chỉ nên uống thuốc giảm đau, chống viêm hoặc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định. Việc tự ý dùng thuốc sẽ phát sinh các phản ứng phụ và tác động xấu đến niêm mạc dạ dày.
Vì vậy người bệnh nên ưu tiên nhóm thuốc chữa viêm loét có nguồn gốc tự nhiên lành tính, an toàn cho cơ thể. Đồng thời tìm các sản phẩm điều trị bệnh từ căn nguyên để dạ dày nhanh khỏi và hạn chế tái phát.
Viên dạ dày Ngự y mât phương có nguồn gốc hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên, là sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2. Sản phẩm trung hòa axit dịch dịch vị, hỗ trợ làm lành các vết loét trong thời gian nhanh nhất.
Sau khi dùng hết 1 liệu trình giúp thay đổi được cơ địa, từ đó tăng sức mạnh cho niêm mạc dạ dày chống lại các tác nhân gây viêm loét, hạn chế tối đa bệnh tái phát. Trường hợp viêm loét dạ dày đã có biến chứng, lúc đó người bệnh phải phẫu thuật để tránh các biến chứng gây nguy hiểm.
Viêm loét dạ dày có phải mổ không sẽ dựa theo từng trường hợp và chỉ định từ đội ngũ bác sĩ. Khi bị bệnh dạ dày, điều quan trọng là người bệnh phải trị bệnh đúng hướng, kiên trì tuân thủ các nguyên tắc điều trị. Lúc này bệnh sẽ đẩy lùi nhanh, giảm nguy cơ phải phẫu thuật do bệnh trở nặng hoặc có biến chứng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm