Viêm khớp dạng thấp là bệnh xương khớp phổ biến hàng đầu
MỤC LỤC:
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Biến chứng của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Chăm sóc và quản lý bệnh viêm khớp dạng thấp
Thuốc xương khớp Đông y - cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp là một bệnh lý rối loạn tự miễn và viêm kéo dài, biểu hiện chủ yếu tại khớp. Đôi khi, bệnh cũng ảnh hưởng tới nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.
Không giống như tổn thương hao mòn do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp.
Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương và rối loạn chức năng. Nó nhầm lẫn các tế bào của cơ thể với tác nhân lạ và giải phóng các hóa chất gây viêm tấn công các tế bào đó.
Bệnh chủ yếu tấn công vào các khớp tại vị trí màng hoạt dịch, gây viêm, đau và sưng tấy. Màng hoạt dịch bị viêm trở nên dày hơn, khiến các khớp trở nên kém linh hoạt, vận động khó khăn.
Tình trạng này thường gây đau kéo dài hoặc mãn tính, mất thăng bằng và biến dạng.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Tuổi: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi; tuy nhiên, nguy cơ tăng theo tuổi già.
- Giới tính: Viêm khớp dạng thấp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
- Di truyền: Viêm khớp dạng thấp có tính d truyền.
- Hút thuốc: Người hút thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn và nặng hơn so với người không hút thuốc.
- Bệnh lý: Béo phì, viêm nha chu và các bệnh về phổi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Ở giai đoạn đầu, những người bị viêm khớp dạng thấp có thể không có biểu hiện hoặc không cảm thấy đau và nhức khi hoạt động.
Khi bệnh đã có biểu hiện, các triệu chứng thường gồm:
- Đau khớp, đau, sưng hoặc cứng khớp kéo dài sáu tuần hoặc lâu hơn.
- Đau khớp khi nghỉ ngơi và khi di chuyển, cùng với cảm giác sưng và nóng khớp.
- Nhiều khớp bị sưng đau.
- Các khớp nhỏ (cổ tay, một số khớp ở bàn tay và bàn chân) thường bị ảnh hưởng đầu tiên.
- Tổn thương khớp có đặc điểm đối xứng ở 2 bên cơ thể.
- Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn.
- Nhiều người bị mệt mỏi, ăn uống kém, sốt nhẹ.
Bệnh thường xuất hiện thành các đợt bùng phát trong năm, có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
Biến chứng của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây sưng đau và viêm tại khớp mà còn gây biến chứng toàn thân:
- Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp và các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây yếu xương, loãng xương và tăng tỷ lệ gãy xương.
- Các nốt thấp khớp: Những mô cứng thường hình thành xung quanh các điểm chịu áp lực, chẳng hạn như khuỷu tay. Các nốt này có thể hình thành ở bất cứ đâu trong cơ thể, bao gồm cả tim và phổi.
- Khô mắt và miệng: Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến hội chứng Sjogren, một chứng rối loạn làm giảm lượng ẩm trong mắt và miệng.
- Nhiễm trùng: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, việc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hội chứng ống cổ tay: Viêm khớp ở cổ tay thường gây chèn ép dây thần kinh và gây hội chứng ống cổ tay.
- Tổn thương tim mạch: Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, cũng như viêm túi bao quanh tim.
- Bệnh phổi: Viêm phổi và sẹo mô phổi là các biến chứng xảy ra ở người thấp khớp mãn tính.
- Ung thư hạch: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ ung thư hạch, một nhóm bệnh ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, các biện pháp điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Điều trị bằng thuốc Tây
Các thuốc thường được chỉ định để giảm đau và làm chậm tiến triển thấp khớp bao gồm:
Thuốc giảm đau, kháng viêm.
Corticosteroid có thể giúp giảm viêm, giảm đau và làm chậm tổn thương khớp. Vì đây là những loại thuốc mạnh và có tác dụng phụ tiềm ẩn nên bác sĩ sẽ kê đơn liều thấp nhất có thể.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) giúp làm chậm hoặc thay đổi sự tiến triển của bệnh.
Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học, cũng là DMARD, nhắm vào miễn dịch và làm gián đoạn tín hiệu, giúp giảm hoặc ngừng viêm.
Các chất ức chế Janus kinase (JAK), cũng là DMARD, gửi thông điệp đến các tế bào cụ thể để ngăn chặn tình trạng viêm từ bên trong tế bào.
Trị liệu
Vật lý trị liệu thường được áp dụng trong các bệnh lý xương khớp, có hiệu quả cao trong việc giảm đau mỏi, tăng cường lưu thông và cải thiện chức năng vận động của các khớp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, khi việc dùng thuốc không giúp kiểm soát các cơn đau.
Phẫu thuật có thể gồm: cắt bỏ khớp, sửa chữa gân, thay khớp toàn bộ…
Các biện pháp quản lý viêm khớp dạng thấp
Chăm sóc và quản lý bệnh viêm khớp dạng thấp
Thay đổi chế độ ăn uống
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì? Kiểm soát chế độ ăn uống là một trong các biện pháp giúp làm chậm tiến triển và giảm các triệu chứng thấp khớp.
Các thực phẩm nên ăn gồm:
- Rau xanh: Cung cấp chất xơ và Sulforaphane tự nhiên, có tác dụng làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm.
- Cá và dầu cá: Các acid béo (EPA, DHA, Omega-3) có trong cá và các loại dầu cá giúp ức chế quá trình oxy hóa và viêm nhiễm, đồng thời cải thiện chức năng miễn dịch trong cơ thể.
- Tỏi: Có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, ức chế phản ứng cytokine và tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Dầu ô liu: Chứa hàm lượng lớn các hoạt chất sinh học như Polyphenols, Oleocanthal, Oleuropein, Hydroxytyrosol, Lignans có tác dụng giảm viêm, sưng các khớp xương.
Bên cạnh đó, người bị viêm khớp dạng thấp cũng đươc khuyến cáo là hạn chế ăn các thực phẩm quá nhiều chất béo và đạm, nội tạng động vật, hạn chế ăn muối bỏ rượu bia, các chất kích thích.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng đối với việc giảm tiến triển cũng như biến chứng của hầu hết các bệnh lý liên quan đến chức năng vận động.
Quản lý căng thăng, tập luyện thể thao, hạn chế thức khuya và thực hiện đều đặn các bài tập phục hồi chức năng là cần thiết để duy trì chất lượng cuộc sống cũng như hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển.
Thuốc xương khớp Đông y - cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Khác với các phương pháp điều trị Tây y, thuốc Đông y không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn tác động vào căn nguyên gây bệnh, đồng thời điều hòa, tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh lạc trong cơ thể.
Đông y có bài thuốc trị bệnh xương khớp gồm các dược liệu có vị cay, tính ấm, công dụng tăng cường sức khỏe, mạnh gân cốt như đương quy, đỗ trọng, thiêm ma, cốt thoái bổ, uy linh tiên, tục đoạn… tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống; hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo nên thuốc xương khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc xương khớp Đông y dạng viên nén (ví dụ Xương Khớp Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT Tác dụng - Chỉ định: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm