Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày clotest âm tính
MỤC LỤC
Phương pháp CLO-Test là gì?
Viêm dạ dày CLO-Test âm tính là gì?
Điều trị viêm dạ dày âm tính như thế nào
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm dạ dày âm tính
Giảm viêm dạ dày CLO-Test âm tính bằng thảo dược tự nhiên
Phương pháp CLO-Test là gì?
Xét nghiệm Campylobacter-Like Organism (CLO-Test) là phương pháp xét nghiệm nhanh được dùng phổ biến và cho kết quả chính xác để xác định sự có mặt hay không của vi khuẩn HP.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến gây ra triệu chứng khó chịu và có nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Trong đó nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do vi khuẩn HP gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Với tỉ lệ người Việt Nam người nhiễm virus HP lên đến 70%, việc phát hiện sớm vi khuẩn HP chính là cách để điều trị các bệnh về dạ dày, tá tràng hay nghiêm trọng hơn là ung thư.
Đây là một thủ thuật xâm lấn thường được thực hiện kèm với quá trình nội soi dạ dày, do đó có thể đồng thời đánh giá vị trí và mức độ tổn thương trên dạ dày.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp thử này là kiểm tra sự tồn tại của men urease gây đổi màu dung dịch chứa phenol để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP của mô dạ dày.
Nếu dung dịch đổi màu từ vàng sang hồng, đỏ thì có nghĩa là kết quả dương tính. Bệnh nhân được kết luận viêm dạ dày có vi khuẩn HP.
Ngược lại nếu dung dịch thuốc thử không đổi màu, xét nghiệm cho kết quả âm tính. Trong dạ dày bệnh nhân không tồn tại vi khuẩn HP.
Xét nghiệm CLO-Test là phương pháp xác định vi khuẩn HP
Viêm dạ dày CLO-Test âm tính là gì?
Viêm dạ dày CLO-Test âm tính hay phổ biến được gọi là viêm dạ dày âm tính là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày không do vi khuẩn HP.
Xét nghiệm CLO-Test cho kết quả âm tính. Trong dạ dày không tồn tại vi khuẩn HP.
Viêm dạ dày âm tính nhìn chung gây các triệu chứng nhẹ hơn cũng như việc điều trị bệnh cũng đơn giản hơn so với thể dương tính.
Tuy nhiên, thể âm tính là một tình trạng tổn thương tiến triển mãn tính chậm, nhưng tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày âm tính
Tổn thương dạ dày ngoài do nhiễm khuẩn thì lý do chủ yếu liên quan tới chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Những nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày âm tính là:
- Do lạm dụng thuốc giảm đau và kháng viêm
- Ăn uống thất thường, không ăn đủ bữa, bỏ bữa
- Thường xuyên ăn đồ ăn có hại cho dạ dày như đồ chua, cay nóng, đồ ăn chiên xào
- Lao động nặng hoặc chơi thể thao ngay sau khi ăn
- Do thói quen kém lành mạnh: thức khuya, ít vận động, xem điện thoại, tivi hay đọc sách trong khi ăn.
- Căng thẳng stress kéo dài, làm việc quá sức
- Sử dụng thường xuyên các chất kích thích như cafe, rượu, hút thuốc
Triệu chứng viêm dạ dày HP âm tính
Những dấu hiệu viêm dạ dày HP âm tính thường bao gồm:
- Đau rát vùng thượng vị, những cơn đau này thường kéo đến khi bạn ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua
- Cảm thấy buồn nôn, bị nôn
- Ăn không ngon miệng
- Bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày thường xuyên
- Triệu chứng bệnh khác nhau ở từng người, có xu hướng trầm trọng theo thời gian.
Nếu kéo dài, người bệnh thường có hiện tượng sụt cân, mệt mỏi, suy nhược nghiêm trọng.
Triệu chứng viêm dạ dày âm tính thường gặp
Điều trị viêm dạ dày âm tính như thế nào
Viêm dạ dày thể âm tính hầu như có đáp ứng tốt với việc điều trị.
Hầu hết các trường hợp bệnh đều có thể điều trị khỏi và ngăn chặn biến chứng hiệu quả.
Các thuốc được sử dụng điều trị viêm dạ dày là:
- Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày: bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn tổn thương làm rộng ra
- Thuốc trung hòa acid dạ dày: hỗn hợp calcium carbonate, muối nhôm cùng với muối magnesium có tác dụng trung hoà bớt lượng acid thừa trong dạ dày.
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày: nhóm thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton.
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm dạ dày âm tính
Ngay cả khi đã điều trị khỏi viêm dạ dày âm tính, không có nghĩa người bệnh không có nguy cơ tái phát hay mắc dạng dương tính.
Một số lời khuyên giúp bảo vệ dạ dày và tránh xa các yếu tố có thể làm tổn thương dạ dày:
- Tập hình thành thói quen ăn uống khoa học, không bỏ bữa, không làm việc khác khi đang ăn.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm có thể làm tăng acid dạ dày.
- Bổ sung đủ nước, chất xơ và trái cây có nhiều vitamin.
- Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng hay nằm ngủ ngay sau khi ăn.
- Không dùng thuốc một cách bừa bãi. Nếu có chỉ định điều trị lâu dài, cần phải chủ động có biện pháp bảo vệ dạ dày.
- Thăm khám định kỳ để chủ động nắm bắt tình trạng sức khoẻ.
Giảm viêm dạ dày bằng thảo dược tự nhiên
Bên cạnh điều trị theo Tây y, phương pháp điều trị viêm dạ dày nhờ vào việc kết hợp sử dụng các vị thuốc có hiệu quả cao.
Viêm dạ dày theo Đông y được mô tả là chứng “vị quản thống”. Nguyên nhân sinh bệnh vị thống thường thấy gồm có hàn tà xâm phạm vào vị; ăn uống những thức ăn ôi thiu, nóng lạnh thất thường; do can khí phạm vị hoặc bản thân tỳ vị hư hàn gây nên.
Những tình trạng trên dẫn tới khí cơ của vị trở trệ, vị khí mất chức năng hóa giáng; do không lưu thông gây nên đau (bất thông tắc thống). Bệnh tỳ vị nhưng liên quan chặt chẽ với can và tỳ.
Phương pháp điều trị thường tập trung vào giải quyết triệu chứng và nguyên nhân bệnh đồng thời cải thiện chức năng tạng phủ cùng như sức khỏe tổng thể.
Các phương thuốc được kê chứa các vị thuốc được phối nhằm mục đích sơ can lý khí, hòa vị chỉ thống, dưỡng âm, thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.
Thuốc dạ dày Đông y có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, thường dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày; rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Người bị viêm loét dạ dày có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT Thành phần: (cho 1 viên nén bao phim) Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18e/2023/XNQC/YDCT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm