Vì sao EVN 'sốt sắng' thí điểm sớm giá điện 2 thành phần?

Vì sao EVN 'sốt sắng' thí điểm sớm giá điện 2 thành phần?
Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, trong năm nay EVN đang báo cáo Bộ Công Thương để sớm thí điểm các cơ chế giá điện hai thành phần trong năm nay.

Lãnh đạo EVN cho biết, giá điện hai thành phần "tạo sân chơi minh bạch, công bằng và hiệu quả hơn cho tất cả các bên, kể cả nhà máy điện, nguồn điện, doanh nghiệp và người dân".

Vì sao EVN sốt sáng thí điểm giá điện 2 thành phần

Giá điện 2 thành phần là giá điện tính theo công suất và điện năng. Giá điện theo công suất là mức giá được xác định để thanh toán cho đơn vị cung ứng điện; giá điện theo điện năng là giá của một đơn vị điện năng được xác định để thanh toán cho đơn vị cung ứng điện.

Vì sao EVN 'sốt sắng' thí điểm sớm giá điện 2 thành phần?
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Việt Nam hiện chỉ áp dụng giá điện tính theo công suất, cách tính này được cho là không phản ánh hết tác động gây ra đối với sản xuất điện. Trong khi đó, cách tính giá điện 2 thành phần bao gồm chi phí cố định như chi phí khấu hao tài sản, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương,... Giá điện 2 thành phần được cho là phản ánh đầy đủ chi phí đầu tư và chi phí vận hành, trên cơ sở đó điện chi trả để bảo đảm đầu tư đó. Bên cạnh đó, với giá điện 2 thànhv phần, người sử dụng dùng điện biết được rằng mình sử dụng điện như thế nào để điều chỉnh hành vi sử dụng điện cho hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam: Hiện nay chúng ta nghiên cứu thí điểm là đúng để đánh giá tác động của giá điện 2 thành phần ra sao, để chứng minh sự khác nhau giữa hai phương án. Với người tiêu dùng sẽ có cơ hội đánh giá và so sánh giữa hai phương án về mức độ chênh lệch giá khi sử dụng điện.

"Tôi cho rằng chúng ta cần có thời gian thí điểm như vậy để đánh giá, tổng kết và nhân rộng đại trà nếu thực sự hiệu quả", ông Thoả nói.

Theo ông Thoả, giá điện 2 thành phần sẽ góp phần khuyến khích khách hàng sử dụng điện thực hiện có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu số phụ tải, tiết kiệm lượng điện tiêu thụ. Biểu giá điện 2 thành phần giúp cân bằng phụ tải cho hệ thống. Cơ chế này giúp các hộ sử dụng điện sử dụng ổn định hơn, các phụ tải cũng ổn định hơn mọi thời điểm.

Vì sao EVN 'sốt sắng' thí điểm sớm giá điện 2 thành phần?
EVN sốt sắng với thí điểm giá điện 2 thành phần (Ảnh: EVN).

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt nam, (VCCI): Giá điện 2 thành phần nôm na nó khá giống với giá cước cố định, một số tiền cố định gọi là tiền thuê bao hàng tháng, dù không nghe gọi gì, gọi là giá công suất. Phần thứ hai là tính trên lượng điện năng tiêu thụ, gọi là giá điện năng.

Với giá điện 2 thành phần sẽ tạo sự công bằng hơn, bởi nó phản ánh chính xác chi phí phải bỏ ra để phục vụ mỗi khách hàng, là chi phí đường dây, trạm biến áp và chi phí điện năng.

Vị này cho rằng, hai khách hàng sử dụng điện là một nhà hàng và một nhà máy. Nhà máy hoạt động đều đều 24/24, điện năng tiêu thụ ổn định. Nhà hàng thì chỉ sử dụng điện mạnh vào bữa trưa và bữa tối. Nếu sản lượng điện hai bên dùng như nhau thì công suất cực đại của nhà hàng lớn hơn, như vậy đường dây, trạm biến áp phải chuẩn bị công suất lớn hơn, chi phí lớn hơn.

Theo đại diện VCCI, tác động của giá điện 2 thành phần sẽ giúp giảm việc bù chéo giữa các khách hàng, tạo sự công bằng trong sử dụng và tiêu thụ điện. Bên cạnh đó, còn tránh các khách hàng cứ đăng ký công suất lớn rồi không dùng.

"Ví dụ như có nhà máy đăng ký công suất lớn, yêu cầu điện lực chuẩn bị đường dây, trạm biến áp nhưng dự án chậm tiến độ, nhiều năm trời không tiêu thụ điện. Chi phí đường dây, trạm biến áp trong những năm này bị lãng phí. Chi phí này lại đổ lên đầu các khách hàng khác. Ngoài ra, điều chỉnh giá sẽ linh hoạt hơn, vì giá điện năng biến đổi lớn, trong khi chi phí đầu tư thì biến đổi chậm hơn", ông Đức nói.

Theo đại diện VCCI, giá điện hai thành phần không phải là một đề xuất mới, từ năm 2013, Chính phủ đã có yêu cầu áp dụng cơ chế giá điện hai thành phần và giao cho Bộ Công Thương chuẩn bị lộ trình áp dụng để Thủ tướng phê duyệt.

Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu vấn đề này, dù mất khá nhiều thời gian. Trước mắt, nếu có thay đổi thì thay đổi ở những khách hàng phi sinh hoạt trước. Các khách hàng hộ gia đình chắc sẽ ở giai đoạn tiếp theo. Nhưng kể cả khi chỉ tác động đến khách hàng phi sinh hoạt thì cũng là sự thay đổi lớn có thể ảnh hưởng đến hàng triệu khách hàng.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?
23 Tháng 11, 2024

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.

Đọc thêm
Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

22 Tháng 11, 2024

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với...

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

22 Tháng 11, 2024

Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và...

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

22 Tháng 11, 2024

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 21/11 đưa tin: Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được...

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

22 Tháng 11, 2024

Dù không còn mới nhưng chiêu trò lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp' tiếp tục tái diễn tại TPHCM và vẫn...

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

0.75694 sec| 2255.383 kb