Vì sao Bộ GTVT lựa chọn đường sắt tốc độ cao với tốc độ 350 km/giờ?

Vì sao Bộ GTVT lựa chọn đường sắt tốc độ cao với tốc độ 350 km/giờ?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế 350 km/giờ.

Đường sắt tốc độ cao có tốc độ thiết kế 350 km/giờ

Liên quan tới về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chánh Văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng (người phát ngôn) cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn.

Tại Việt Nam, dự án đường sắt tốc độ chưa có tiền lệ và lần đầu tiên được triển khai. Vì vậy, mục tiêu, yêu cầu của dự án phải phù hợp điều kiện thực tế của Việt Nam. Đề án này, đề xuất huy động tối đa nguồn nhân lực trong nước kết hợp thuê , nhà thầu nước ngoài tham gia thiết kế, thi công, quản lý, giám sát thực hiện dự án.

Vì sao Bộ GTVT lựa chọn đường sắt tốc độ cao với tốc độ 350 km/giờ?

Hệ thống đường sắt hiện hữu.

Hiện, Bộ GTVT đã nghiên cứu của 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đang khai thác, 6 quốc gia đang xây dựng, các nghiên cứu của quốc tế, tổ chức đoàn công tác khảo sát liên ngành tại 6 quốc gia có mạng lưới đường sắt tốc độ cao phát triển, các ý kiến thảo luận từ năm 2010 đến nay và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ các bài học kinh nghiệm cho thấy, các nước có đặc điểm địa kinh tế trải dài như Việt Nam, trường hợp trên cùng một hành lang có đường biển, đường thủy song song với đường sắt, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển kết hợp đường thủy là tối ưu nhất.

Việc đầu tư đường sắt tốc độ cao phục vụ vận tải hành khách là chủ yếu, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; xu hướng lựa chọn tốc độ ngày càng cao; cần có chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt phụ thuộc vào quy mô thị trường và trình độ các ngành công nghiệp phụ trợ.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế 350 km/giờ.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng chiều dài 1.541 km; đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; với tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD.

Về phạm vi, quy mô đầu tư, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh).

Vì sao Bộ GTVT lựa chọn đường sắt tốc độ cao với tốc độ 350 km/giờ?

Ga Hà Nội.

Có khả năng thu hút khách

Về công nghệ hoạt động của tàu, Bộ GTVT kiến nghị lựa chọn công nghệ đường sắt chạy trên ray, công nghệ theo hướng mở để có thể tích hợp khai thác nhiều loại tàu, bảo đảm nhiều đơn vị có thể cung cấp phương tiện, tránh độc quyền.

Bộ GTVT nghiên cứu công nghệ chạy trên ray là 1 trong 3 loại hình công nghệ trong xây dựng đường sắt tốc độ cao. Với công nghệ chạy trên ray, tốc độ khoảng 250 - 350 km/giờ, chi phí đầu tư trung bình, được đa số các quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Lý giải về việc lựa chọn tốc độ chạy tàu, Bộ GTVT làm rõ, tốc độ thiết kế 250 km giờ mới chỉ qua ngưỡng tốc độ cao, đã phát triển cách đây khoảng 50 năm, chưa thực sự hiện đại và phù hợp với xu hướng của thế giới.

Việc khai thác sẽ không hiệu quả trên hành lang vận tải dài trên 800 km, tập trung nhiều đô thị lớn với mật độ dân số cao như hành lang Bắc - Nam của Việt Nam. Khi cần nâng cấp lên tốc độ thiết kế 350 km/giờ sẽ không tận dụng được kết cấu hạ tầng, gây lãng phí.

Theo tính toán của tư vấn, trên chặng Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh, tốc độ 350 km/giờ có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/giờ; chi phí đầu tư tốc độ 350 km/giờ cao hơn tốc độ 250 km/giờ khoảng 8 - 9%.

Về lộ trình thực hiện, Bộ GTVT đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024. Trong năm 2025 - 2026, đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Cuối năm 2027, triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh - Nha Trang năm 2028 - 2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Nổi bật trang chủ
72 học sinh Đắk Lắk đoạt giải học sinh giỏi quốc gia
18 Tháng 01, 2025

Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024-2025, tỉnh Đắk Lắk có 72 em đoạt giải.

Đọc thêm
Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

Trường sư phạm ‘siết’ xét tuyển học bạ, nâng chất lượng đầu vào năm 2025

Trường sư phạm ‘siết’ xét tuyển học bạ, nâng chất lượng đầu vào năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Nhiều trường sư phạm đã thông tin về phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó một số trường dự kiến bỏ phương thức xét...

Hoa hậu Lương Thùy Linh mang nước sạch cho trẻ em vùng cao

Hoa hậu Lương Thùy Linh mang nước sạch cho trẻ em vùng cao

18 Tháng 01, 2025

Hoa hậu Lương Thùy Linh đã bày tỏ nguyện vọng, được hỗ trợ cho trẻ em ở những nơi khó khăn nhất một môi trường...

Hoàng Anh Gia Lai đánh rơi chiến thắng trước TPHCM

Hoàng Anh Gia Lai đánh rơi chiến thắng trước TPHCM

18 Tháng 01, 2025

Bất phân thắng bại ở vòng 10, cả Hoàng Anh Gia Lai và TPHCM đều chưa thể cải thiện được vị trí trên bảng xếp...

Cảnh giác với trò lừa đảo qua hình thức 'live stream đổ thạch'

Cảnh giác với trò lừa đảo qua hình thức 'live stream đổ thạch'

18 Tháng 01, 2025

Ngày 17/1, Công an tỉnh Yên Bái thông tin tìm nạn nhân bị lừa đảo qua hình thức “live stream đổ thạch"...

0.66768 sec| 2255.711 kb