Trung Thu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu không phải ai cũng biết

Trung Thu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu không phải ai cũng biết
Tết Trung thu là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Cùng tìm hiểu phong tục Tết Trung Thu đầy ý nghĩa này nhé!

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Trung Thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.

Trung Thu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu không phải ai cũng biết

Theo tích cổ, Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra ngày này. Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. 

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912), khi nghiên cứu về nguồn gốc của ngày n đã chỉ ra rằng từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và vợ chồng. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu còn là mùa của thành hôn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi. Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung Thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Theo phong tục người Việt, trong ngày này, tất cả thành viên trong gia đình đều mong muốn được quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ... Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. 

2. Lý giải về phong tục chơi đèn lồng trong Tết Trung Thu:

Những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng là hình ảnh không thể thiếu trong ngày này. Đối với người Trung Quốc, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

Ở Trung Quốc, dịp trung thu được lưu truyền đến nay phải kể đến đèn Khổng Minh. Đèn Khổng Minh thường có kích thước lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa, sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời. Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được đồng loạt thả làm sáng rực cả một vùng trời, từng ngọn đèn tựa như những sáng lấp lánh gửi thời thỉnh cầu của con dân tới các vị thần linh.

Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu. Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

3. Lý giải về phong tục ngắm trăng trong ngày Tết Trung Thu

Vào dịpTrung Thu hầu hết người dân Trung Quốc sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng rằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau. Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.

Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

Trung Thu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu không phải ai cũng biết

4. Lý giải về phong tục phá cỗ trong ngày Tết Trung Thu

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau. Khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

5. Lý giải về phong tục múa Lân trong ngày Tết Trung Thu

Vào dịp Tết Trung Thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp Tết Trung Thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

Trung Thu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu không phải ai cũng biết

6. Lý giải về phong tục cắt bánh trung thu/ Phá cỗ trung thu

Dường như bánh trung thu (bánh nướng, bánh dẻo) đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp Tết Trung Thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Tết Trung Thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục Tết Trung Thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên này.
 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng phải rất nghiêm khắc vấn đề trang phục
14 Tháng 05, 2024

Đêm nhạc của Đàm Vĩnh Hưng tại Hà Nội vẫn được diễn ra sau vụ ồn ào đeo huy hiệu lạ, tuy nhiên Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu 'phải rất nghiêm khắc trong việc trang phục, rút kinh nghiệm việc xảy ra ở TP.HCM'.

Đọc thêm
Thương Tín xuất hiện ở quê nhà với vẻ ngoài khác lạ, phải chống gậy

Thương Tín xuất hiện ở quê nhà với vẻ ngoài khác lạ, phải chống gậy

13 Tháng 05, 2024

Mới đây, diễn viên Thương Tín xuất hiện trên mạng xã hội trong một clip với nội dung: "Diễn viên Thương Tín tại quê nhà"....

Nghi án chồng trầm cảm, sát hại vợ con rồi nhảy lầu tự tử

Nghi án chồng trầm cảm, sát hại vợ con rồi nhảy lầu tự tử

13 Tháng 05, 2024

Người chồng ở TP.Thủ Đức nghi bị trầm cảm khoảng 1 tháng trước khi ra tay sát hại vợ con rồi nhảy lầu tự tử...

Giải cứu doanh nhân bị bắt cóc, đòi tiền chuộc 10 tỷ đồng

Giải cứu doanh nhân bị bắt cóc, đòi tiền chuộc 10 tỷ đồng

13 Tháng 05, 2024

Các đối tượng biết phó giám đốc công ty tư vấn thiết kế, thi công nội ngoại thất tại TP Cần Thơ khá giả nên...

Hà Nội: Xác minh thông tin taxi đi 50m lấy 500.000 đồng của 'khách Tây'

Hà Nội: Xác minh thông tin taxi đi 50m lấy 500.000 đồng của 'khách Tây'

13 Tháng 05, 2024

Công an phường Hàng Buồm xác minh thông tin hai du khách người nước ngoài bị tài xế taxi lấy 500.000 đồng khi di chuyển...

'Người đẹp Tây đô' Việt Trinh:  'Thời điểm mới lớn, tôi rất lụy tình'

'Người đẹp Tây đô' Việt Trinh: 'Thời điểm mới lớn, tôi rất lụy tình'

13 Tháng 05, 2024

'Thời điểm mới lớn, tôi rất lụy tình. Đôi lúc một hai ngày cãi nhau chưa huề, tôi như bị thất tình”, Việt Trinh nói...

0.69234 sec| 2293.117 kb