Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn: Tình trạng nguy hiểm chớ nên coi thường

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn: Tình trạng nguy hiểm chớ nên coi thường
Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến, nhất là trong mùa hè. Vì là bệnh khá phổ thông nên nhiều gia đình coi thường dễ nguy hiểm cho trẻ

Tiêu chảy nhiễm khuẩn

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước và quá 3 lần trên một ngày. Bị tiêu chảy có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác đi kèm như đau bụng, buồn nôn.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là xuất phát từ nguyên nhân nhiễm phải vi khuẩn dẫn tới đi ngoài thường xuyên. Người bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn rất dễ lây lan giữa người với người đặc biệt là với trẻ đi mẫu giáo.

Vi khuẩn dễ lây lan qua đường phân – miệng. Nghĩa là phân của người bệnh có chứa vi khuẩn lây nhiễm dễ bám trên các bề mặt hoặc người. Khi trẻ nhỏ chạm vào những đồ vật này và thường có thói quen đưa tay lên miệng sẽ rất dễ bị lây vi khuẩn gây tiêu chảy.

Động vật cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước và bề mặt tiếp xúc với mầm bệnh gây lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy. Vì thế bệnh rất dễ lây truyền nếu như chúng ta không rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn thường không kéo dài quá vài ngày, tuy nhiên cũng có trường hợp bị tiêu chảy kéo dài từ 1 – 2 tuần.

Nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

tiêu chảy nhiễm khuẩn

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn dễ bị đau bụng kèm theo

Tiêu chảy do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra dịch tiêu chảy và tử vong trên toàn cầu. Tuy tiêu chảy do vi khuẩn ít phổ biến hơn là do vi rút, nhưng những rối loạn tiêu chảy do vi khuẩn thường dẫn tới bệnh kiết lỵ do sự phát triển của các vết loét và viêm trong niêm mạc ruột.

Một số loại vi khuẩn gây ra tiêu chảy thường gặp bao gồm:

  • Salmonella enteritidis: Loại vi khuẩn có thể gây tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng trong 2-72 giờ sau khi ăn thực phẩm hoặc đồ uống nhiễm khuẩn.
  • E.coli (Escheiachia coli): Loại vi khuẩn lây lan qua thực phẩm và các sản phẩm sữa bị ô nhiễm, có thể dẫn tới tình trạng viêm đại tràng xuất huyết.
  • Shigella: Vi khuẩn gây tiêu chảy khá phổ biến trên toàn thế giới, thường gây tiêu chảy ra máu. Tiêu chảy nhiễm khuẩn Shigella thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Campylobacter: Là một trong những bệnh nhiễm trùng qua đường thực phẩm do vi khuẩn khá phổ biến và có thể gây tiêu chảy ra máu do viêm ruột cấp tính.
  • Nhiễm khuẩn Vibrio: Thường liên quan tới việc ăn hải sản sống hoặc sushi.
  • Staphylococcus aureus: Gây tiêu chảy dữ dội do độc tốc của vi khuẩn tiết ra.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn rất dễ lây lan nếu không giữ gìn vệ sinh tốt. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn do chưa ý thức giữ vệ sinh ăn uống và có thói quen đưa tay lên miệng.

Tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

tiêu chảy nhiễm khuẩn

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh dễ bị mất nước nguy hiểm

Đối với người khỏe mạnh, tiêu chảy xuất hiện rời rạc không kéo dài và tự khỏi thì không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, tiêu chảy ở trẻ nhỏ lại thực sự nguy hiểm. Bởi tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em ở một số nước đang phát triển do mất nước nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên khi bị tiêu chảy có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng như mất nước nên có thể bị nhập viện để điều trị biến chứng.

Ở Việt Nam, tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng (còn gọi là “phân hoa cà hoa cải”) ngay sau khi sinh thường được các bà các mẹ coi là bình thường. Bởi theo truyền miệng, thì việc đi ngoài phân lỏng sau sinh thể hiện rằng trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Tuy nhiên, nếu như trẻ sơ sinh đã ngoài 3 tháng mà vẫn đi ngoài quá 3 lần/ngày và phân không theo khuôn thì mẹ nên chú ý, không được coi thường. Bởi có thể trẻ bị nhiễm khuẩn gây ra tiêu chảy mà bố mẹ không nhận ra sớm. Không điều trị kịp thời khiến bệnh kéo dài dễ gây mất nước và nguy hiểm tới tính mạng của bé.

Chẩn đoán và điều trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

tiêu chảy nhiễm khuẩn

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn

Chẩn đoán

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ cần đưa đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Để xác định được tiêu chảy có phải do vi khuẩn không bác sĩ cần lấy mẫu phân để làm một số xét nhiệm.

Điều trị

Khác với những trường hợp bị tiêu chảy do vi rút thì tiêu chảy nhiễm khuẩn cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nhiễm khuẩn trong kết quả xét nghiệm phân để đưa ra liều lượng sử dụng phù hợp.

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy sẽ được bác sĩ kê thêm nước điện giải để bù nước do tiêu chảy. Đối với tình trạng trẻ bị mất nước nghiêm trọng thì có thể cần phải nhập viện để truyền nước qua đường tĩnh mạch.

Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38°5 C thì cần sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng trên hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn cũng sẽ được bác sĩ kê thêm men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa bị tổn thương khi tiêu chảy nên bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm tiêu chảy hiệu quả.

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn nên ăn gì?

tiêu chảy nhiễm khuẩn

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nên chú ý trong ăn uống

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thường mệt mỏi, ốm sốt nên sẽ cần nhiều thời gian để sức khỏe hồi phục. Chính vì thế mà việc có chế độ ăn phù hợp là rất quan trọng với các bé. Mẹ nên chú ý về và một số loại thực phẩm sau nên cho bé ăn:

  • Nguyên tắc “ăn chín – uống sôi”:  Với trẻ bị tiêu chảy thì mẹ nên chú ý nấu chín kĩ đồ ăn cho bé và cho bé uống nước đã đun sôi để nguội. Đối với các gia đình có thói quen uống nước lọc thì nên đun riêng nước uống cho các bé để tránh bị nhiễm khuẩn tại vòi nước có thể gây tiêu chảy.
  • Chọn thức ăn giàu chất xơ: Có thể lựa chọn gạo lứt hoặc bánh mì để giúp ngăn ngừa triệu chứng tiêu chảy ở trẻ. Bởi bánh mì có chứa tinh bột giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.
  • Bổ sung hoa quả: Có thể cho bé ăn thêm táo, chuối để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho bé để đáp ứng dinh dưỡng cho bé khi đang bị tiêu chảy.
  • Sữa chua: Là một thực phẩm giúp hỗ trợ giảm tiêu chảy hiệu quả. Bởi trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn xấu.

Phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ bị sụt cân, mệt mỏi và khó chịu hơn so với bình thường. Nên cha mẹ hãy nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” ngay từ đầu. Hãy áp dụng ngay một số mẹo để phòng ngừa bé bị nhiễm khuẩn ở nhà và khi đi ra ngoài:

  • Thực hiện rửa tay đúng cách thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay khô kháng khuẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà tắm, nhà bếp và bất cứ đâu trong nhà của bạn – nơi có thực phẩm được chuẩn bị và ăn.
  • Nấu chín kỹ tất cả đồ ăn từ thịt gia cầm, thịt đỏ hoặc động vật có vỏ.
  • Làm sạch ngay lập tức thớt, dao ngay sau khi tiếp xúc với thịt sống, gia cầm hoặc hải sản.
  • Rửa sạch rau và trái cây.
  • Tránh ăn động vật có vỏ còn sống nếu như bạn cảm thấy nghi ngờ về nguồn gốc hoặc thấy không còn tươi.

Bổ sung men vi sinh Bio Vigor cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

Men vi sinh là sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa, có thể sử dụng trong trường hợp trẻ nhỏ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn. Tiêu biểu như men vi sinh Bio Vigor.

Bio Vigor là loại men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii – bào tử dạng kén với nhiều lớp vỏ bên ngoài giúp bảo vệ lõi bào tử. Nhờ vậy mà bào tử lợi khuẩn có thể vượt qua hàng rào axit dạ dày, tới ruột non, hút nước rồi phát triển thành lợi khuẩn bình thường. Do vậy, lợi khuẩn này có tỷ lệ sống sót cao hơn.

Men vi sinh Bio Vigor có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Men vi sinh

BIO VIGOR®

tiêu chảy nhiễm khuẩn- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột

- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Nổi bật trang chủ
Đón gió mùa Đông Bắc, miền Bắc rét kéo dài
24 Tháng 11, 2024

Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.

Đọc thêm
Đa dạng các hình thức tuyên truyền phòng, chống thuốc lá cho học sinh

Đa dạng các hình thức tuyên truyền phòng, chống thuốc lá cho học sinh

24 Tháng 11, 2024

Tuyên truyền tác hại thuốc lá thông qua các hoạt động ngoại khóa là cách mà trường học tại Đà Nẵng vận dụng, nhằm nâng...

Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật ở Ukraine

Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật ở Ukraine

24 Tháng 11, 2024

Nga đã thay đổi chiến thuật trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm...

Hai người Lào nhận án tử vì vận chuyển ma túy vào Việt Nam

Hai người Lào nhận án tử vì vận chuyển ma túy vào Việt Nam

24 Tháng 11, 2024

Vận chuyển lượng lớn ma túy từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ, Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (quốc tịch Lào) bị tuyên án tử hình....

Đồng đội cũ được bổ nhiệm làm thầy Messi tại Mỹ

Đồng đội cũ được bổ nhiệm làm thầy Messi tại Mỹ

24 Tháng 11, 2024

Javier Mascherano vừa được huyền thoại David Beckham bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng Inter Miami thuộc giải Nhà nghề Mỹ (MLS).

Trường học chủ động phương án chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2025

Trường học chủ động phương án chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2025

23 Tháng 11, 2024

Giúp học sinh lớp 10 lựa chọn tổ hợp môn phù hợp hay tổ chức khảo sát HS khối 12 đăng ký hai môn tự...

0.77445 sec| 2287.727 kb