iảm tới 70%.
Việc phát hành trái phiếu với tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest hiện cũng đang được ví như “bong bóng xà phòng” khiến giới đầu tư không khỏi lo lắng, thấp thỏm không yên.
Vì kinh doanh “dưới vốn”, nên Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã chứng khoán: HPX) ghi nhận lỗ gộp gần 536 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 có lãi hơn 100 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân khiến việc kinh doanh “càng ngày càng lỗ”, Hải Phát Invest cho rằng, do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến sản phẩm căn hộ chưa hoàn thành và bàn giao đến người mua được, lợi nhuận của các Công ty thành viên cũng vì thế mà “giảm dần đều”. Và dù lợi nhuận “thụt lùi” là vậy, nhưng trong suốt năm 2021 và đầu năm 2022, Hải Phát Invest vẫn ồ ạt phát hành trái phiếu, từ đó huy động được hàng nghìn tỷ đồng.
Theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, tính từ năm 2021 đến cuối tháng 2/2022, Hải Phát Invest đã phát hành 12 lô trái phiếu, với tổng giá trị huy động được là 3.100 tỷ đồng. Mới đây nhất, vào ngày 12/1/2022, Hải Phát Invest đã phát hành lô 3,5 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu; có kỳ hạn 12 tháng, đáo hạn vào ngày 12/1/2023. Tuy nhiên, thông tin về trái chủ, lãi suất và mục đích phát hành trái phiếu đều không được Hải Phát Invest công bố.
Các khoản vay chính là điểm rất đáng chú ý của Hải Phát Invest. Trước đó, trong năm 2021, hệ sinh thái của Hải Phát Invest đã ghi “dấu ấn” bằng việc ồ ạt vay nợ. Tại thời điểm cuối năm 2021, nợ vay tài chính của Hải Phát Invest lên đến 4.692 tỷ đồng - tăng 92% so với đầu năm và cao gấp 1,3 lần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tại thời điểm 31/03/2022, ngoài các khoản vay Ngân hàng thương mại, thì Hải Phát đang có 2.288 tỷ đồng vay ngắn hạn và 2.165 tỷ đồng vay dài hạn bằng trái phiếu, đa dạng các kỳ hạn và do nhiều công ty chứng khoán làm đơn vị tư vấn và phát hành. Trong đó, Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinbankSc), Công ty chứng khoán Navibank (NVS) và Công ty CP MB là các đại lý tư vấn và phát hành trái phiếu lớn nhất của Hải Phát Invest.
Tuy trong Báo cáo tài chính quý I/2022 của Hải Phát Invest không thuyết minh về tài sản đảm bảo (TSĐB) của các khoản vay trái phiếu này; thế nhưng trong Báo cáo tài chính năm 2021 lại cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2021, Hải Phát Invest có 551 tỷ vay ngắn hạn bằng trái phiếu do VietinbankSc và NVS làm đơn vị tư vấn phát hành với tài sản thế chấp là: (1) Cổ phiếu của công ty của một cá nhân và một số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại xã Tây Sơn (Tiền Hải, Thái Bình) của CÁ NHÂN; (2) Toàn bộ các quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất một phần dự án thuộc khu dân cư đô thị Km3, Km4 phường Hải Yên (Móng Cái, Quảng Ninh) của NHÓM CÔNG TY; (3) Toàn bộ cổ phiếu của một công ty con.
Cũng tại thời điểm cuối năm 2021 thì HPX có 3.405,8 tỷ đồng trái phiếu dài hạn (bao gồm 2.168 tỷ đồng trái phiếu dài hạn và 1.237 tỷ đồng trái phiếu dài hạn đến hạn trả) mà TSĐB phổ biến là “Cổ phiếu của Công ty của các cá nhân”, có nghĩa rằng: đây là cổ phiếu HPX do các cá nhân sở hữu, cùng quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác tại một số dự án của Hải Phát Invest.
Năm 2020 và 2021 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường trái phiếu với việc hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đều tích cực đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu bao gồm cả riêng lẻ và đại chúng. Đây cũng là năm mà trên thị trường tài chính phổ biến mô hình các Công ty chứng khoán mua trái phiếu của doanh nghiệp (bản chất là một khoản cho vay) để đầu tư, hoặc mua rồi phân phối lại cho nhà đầu tư cá nhân theo hợp đồng hợp tác đầu tư.
Thông thường, việc định giá TSĐB là cổ phiếu được dựa trên mức giá giao dịch trung bình 30 ngày của cổ phiếu với tỷ lệ cho vay/TSĐB được đưa ra bởi tổ chức cho vay. Nếu giá cổ phiếu giảm khiến giá trị TSĐB giảm về “mức đáng báo động”, phía doanh nghiệp cần nộp thêm TSĐB hoặc đối mặt với việc phải giải chấp cổ phiếu do tổ chức cho vay tiến hành.
Và nếu như việc giải chấp margin từ lâu vẫn được xem như “cơn ác mộng” đối với các nhà đầu tư cá nhân với mọi cổ phiếu, thì việc giải chấp khoản TSĐB của những khoản vay trái phiếu còn được ví như một “cơn ác mộng” lớn hơn, khủng khiếp hơn rất nhiều vì giá trị phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp là những con số rất lớn.
Tính đến ngày 29/4/2022, giá cổ phiếu HPX giảm rõ rệt, chỉ ở mức 27.000 đồng. Ghi nhận trong 5 tháng gần nhất, cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest đã liên tục giảm giá và mất hơn 30% so với đỉnh cao nhất. Cụ thể, năm 2021, giá cổ phiếu HPX giao dịch phổ biến trên mức 30.000 đồng (tính theo giá điều chỉnh) và vào nửa cuối năm, giá HPX lên tới 38.000 đồng. Đây cũng chính là là giai đoạn mà Hải Phát Invest phát hành rất nhiều lô trái phiếu.
Năm 2021, thị trường trái phiếu đã bộc lộ hàng loạt vấn đề nghiêm trọng. Đỉnh điểm là vụ việc xảy ra tai Công ty CP Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ngày 4/4/2022, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã công bố thông tin hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng trị giá 10.030 tỉ đồng từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 bởi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin khi phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Ngày 5/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng từ đây, trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản đã bị đưa vào “tầm ngắm” để tái cơ cấu, ngăn chặn việc lũng đoạn, thao túng thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán, nhằm thanh lọc thị trường và môi trường đầu tư trở nên lành mạnh hơn, minh bạch hơn.
Việc cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest liên tục giảm giá, thậm chí “bay màu” tới hơn 30% so với thời điểm lập đỉnh không chỉ là “nỗi đau” hiện hữu khiến các cổ đông “đứng ngồi không yên”; mà quan trọng hơn cả, điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với cổ phiếu HPX - với nguy cơ mang tên giải chấp các khoản nợ trái phiếu. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu ồ ạt nhưng lại mập mờ về thông tin của các doanh nghiệp nói chung, cũng như của Hải Phát Invest nói riêng đang làm dấy lên những lo ngại về sự bất ổn của thị trường trái phiếu và thị trường tài chính hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ban hành Công điện về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất.Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thanh tra, kiểm tra, giám sát điều tra các vấn đề có liên quan đến thị trường chứng khoán, bất động sản và phát hành trái phiếu doanh nghiệp để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm lành mạnh hóa thị trường.
Khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không chất lượng...
Khẩn trương điều tra, xác minh để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích, hiệu quả, lành mạnh, minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời cũng cần nhanh chóng bổ sung, sửa đổi và thay thế những lỗ hổng trong các quy định về đất đai, chứng khoán, thị trường vốn và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm