TP HCM lý giải nguyên nhân các cơ sở y tế thiếu thuốc

TP HCM lý giải nguyên nhân các cơ sở y tế thiếu thuốc
Đại diện các bệnh viện trên địa bàn TP HCM cho biết, thiếu thuốc là vấn đề tồn tại từ rất lâu, việc này có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Báo Người lao động cho biết, chiều 20/6, theo thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho biết, đã làm việc với các bệnh viện, trung tâm y tế trực thuộc để lắng nghe và trao đổi về tình hình cung ứng thuốc.

Theo Sở Y tế TPHCM, về cơ bản công tác khám, chữa bệnh vẫn đảm bảo cung ứng thuốc cho hầu hết người dân. Và để bổ sung được một số danh mục thuốc đang thiếu hụt, hầu hết các bệnh viện đã và đang tổ chức đấu thầu thuốc theo quy định.

Tuy nhiên, khi được hỏi bệnh viện có thiếu thuốc hay không, câu trả lời của hầu hết các giám đốc đơn vị là có. Nhưng tất cả đều cho rằng đây là các vấn đề đã tồn tại từ rất lâu do nhiều nguyên nhân khác nhau, chứ không phải sợ sai mà không dám tổ chức đấu thầu hoặc đấu thầu muộn.

Về nguyên nhân gây ra thiếu một vài loại thuốc, theo báo Lao động, Sở Y tế TP HCM cũng lý giải, TP luôn bị động đối với một số thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do ngừng sản xuất như Dopamin, dung dịch cao phân tử Dextran, huyết thanh kháng nọc rắn,…

Bên cạnh đó, các loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt như thuốc gây nghiện, hướng thần: Diazepam, Phenobarbital dạng tiêm, Midazolam,… trong những năm sau này khó tìm do nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu hoặc do các công ty trên thế giới đã ngừng sản xuất.

Có một vài loại thuốc mới đây bị gián đoạn cung ứng do ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga -Ukraina (thuốc Methotrexat sản xuất từ Belarus), hoặc do hết số đăng ký nhưng chưa được Bộ Y tế gia hạn.

Để khắc phục tình trạng này, các bệnh viện đã chủ động lên phương án sử dụng các loại thuốc thay thế, ngoại trừ một số thuốc thuộc danh mục không thể thay thế như các loại huyết thanh kháng nọc rắn.

TP HCM lý giải nguyên nhân các cơ sở y tế thiếu thuốc

Ảnh minh họa

Ngoài ra, các bệnh viện trên địa bàn còn bị động trong vấn đề mua sắm thuốc thuộc danh mục đàm phán giá và đấu thầu tập trung cấp quốc gia (công việc này do Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia thực hiện theo quy định). Nếu chờ có kết quả của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia thì khả năng thuốc bị thiếu. Nếu chủ động đấu thầu thì có khả năng gặp khó khăn trong thanh toán khi Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có kết quả đấu thầu với giá thấp hơn giá mua của các bệnh viện đã đấu thầu trước đó.

Một số thuốc mới phát sinh do các bệnh viện tuyến cuối triển khai thêm các kỹ thuật mới, chuyên sâu như thuốc điều trị trong lĩnh vực ung bướu, huyết học,… Hầu hết các thuốc này chưa có số đăng ký, chủ yếu là nhập khẩu chuyến hàng năm sau khi được Bộ Y tế cấp phép. Trường hợp Bộ Y tế chưa cấp phép kịp thì khả năng các thuốc này sẽ bị thiếu trong một khoảng thời gian nhất định (thực tế các bệnh viện đều mong Bộ Y tế xem xét, phê duyệt khi bệnh viện cần nhập khẩu chuyến để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh).

Một số cơ sở khám chữa bệnh có quy mô nhỏ, thiếu nguồn nhân lực tham gia công tác đấu thầu thuốc theo quy định, chưa có trong mua sắm (như Trung tâm Y tế quận, huyện; bệnh viện quận, huyện quy mô nhỏ). Các cơ sở này thường bị động trong công tác đấu thầu thuốc vì mua sắm với số lượng nhỏ và thiếu kinh nghiệm trong mua sắm thuốc bổ sung theo quy định đối với những thuốc không trúng thầu.

Chia sẻ về vấn đề này trên Tiền Phong, TS Nguyễn Công Hựu, Giám đốc E nhận định: “Việc thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế trên diện rộng ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc và lâu dài như hiện nay là chuyện không bình thường. Bên cạnh những yếu tố khách quan như cũng có nguyên nhân hiện nay các bệnh viện thận trọng hơn trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế”.

Trong khi đó, TS Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, công tác đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế đang vướng ở một số khía cạnh như quy định của pháp luật hiện hành.

Theo ông Quang, Theo ông Quang, dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm qua đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, giá nguyên liệu, logistic (vận tải, bảo quản)… đều tăng nên rất khó để đưa ra mức giá hợp lí. Vì vậy, bệnh viện có mời thầu nhưng không doanh nghiệp nào đưa ra được mức giá bằng giá của năm trước để tham gia việc mua sắm.

Việc mua sắm trang thiết bị y tế còn khó hơn vì cùng một loại máy nhưng cấu hình khác, tính năng kĩ thuật khác nên giá sẽ khác nhau. Mặt hàng thuốc được chia thành 5 nhóm để đấu thầu nhưng vật tư y tế chưa được chia nhóm cụ thể, chưa tính yếu tố uy tín, chất lượng của hãng sản xuất nên có giá khác nhau. Điều này cũng làm cản trở việc thực hiện đấu thầu. Cùng với đó vấn đề kế hoạch sử dụng thuốc, vật tư y tế (số lượng, chủng loại…) của bệnh viện có thể không sát với thực tế.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế cũng thông tin thêm thời gian qua có một số vụ việc bị khởi tố, truy tố, xét xử liên quan đến đấu thầu nên dẫn đến tâm lí lo ngại khi tham gia đấu thầu. Thậm chí, có đơn vị hiện nay còn thiếu đội ngũ chuyên nghiệp làm công tác đấu thầu, mời thầu do một số cán bộ xin chuyển công việc khác.

Như báo SGGP Online đã đưa tin, trước đó, vào ngày 31/5 và ngày 9/6, Sở Y tế TPHCM đã có buổi làm việc với lãnh đạo của các bệnh viện và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố về tình hình cung ứng thuốc. Hầu hết các cơ sở y tế đều khẳng định không có tình trạng thiếu thuốc như báo đài phản ánh.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Tê mỏi chân tay là bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Tê mỏi chân tay là bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

26-04-2024 15:31

Tê mỏi chân tay bất thường, khi không bị tỳ đè hay lao động nặng, đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh và xương khớp. Tìm hiểu tê mỏi chân tay là bệnh gì để điều trị đúng cách.

Nổi bật trang chủ
Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ
26 Tháng 04, 2024

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Biện pháp cuối cùng là bán ngoại tệ để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ. Vì thế, các doanh nghiệp các ngành nghề không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá.

Đọc thêm
Yêu cầu công khai giá, không 'chặt chém' du khách dịp lễ 30/4-1/5

Yêu cầu công khai giá, không 'chặt chém' du khách dịp lễ 30/4-1/5

25 Tháng 04, 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đề nghị các đơn vị kinh doanh tuân thủ nghiêm quy định về đăng ký, niêm yết công...

Diễn viên Huỳnh Anh và bạn gái hơn 6 tuổi chính thức đăng ký kết hôn

Diễn viên Huỳnh Anh và bạn gái hơn 6 tuổi chính thức đăng ký kết hôn

26 Tháng 04, 2024

Sau hơn 4 năm yêu, Huỳnh Anh và bạn gái MC Bạch Lan Phương đã chính thức đăng ký kết hôn, là vợ chồng hợp...

Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4

Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4

25 Tháng 04, 2024

Ngân hàng Nhà nước có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia...

Con gái Lý Tiểu Long lên tiếng phủ nhận tin đồn cha mình là kẻ kiêu ngạo, xấu xa

Con gái Lý Tiểu Long lên tiếng phủ nhận tin đồn cha mình là kẻ kiêu ngạo, xấu xa

24 Tháng 04, 2024

Shannon Lee con gái của Lý Tiểu Long đã lên tiếng trước những tin đồn tiêu cực quanh cái chết của cha khiến nhiều...

Chìm tàu trên biển Lý Sơn: 3 người chết, 2 người mất tích

Chìm tàu trên biển Lý Sơn: 3 người chết, 2 người mất tích

24 Tháng 04, 2024

Trên khu vực biển Lý Sơn xảy ra một vụ tai nạn chìm tàu kéo theo sà lan chở đá khiến 3 người chết, 2...

0.68057 sec| 2267.758 kb